Công tác quản lý của nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 28 - 30)

Nhà nước ra đời có vai trò quản lý xã hội tạo điều kiện tốt nhất cho xã hội phát triển. Nhà nước với vai trò công tác quản lý nông nghệp: Quản lý sử dụng đất đai đúng mục đích sản xuất, quản lý sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, quản lý

thị trường, tránh hàng lậu, hàng giả và hàng kém chất lượng trà trộn vào thị trường ảnh hương tới quá trình sản xuất kinh tế - xã hội. Vì thế, xã hội nào cũng cần có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội.

Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp bắt nguồn tự sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hóa sản xuất, PTNNBV, lực lượng sản xuất và trình độ phát triển sản xuất hàng hóa càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tùy theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hàng hóa của nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng như các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự tác động thường xuyên hay bị động của các yếu tố tự nhiên, KT - XH, chính trị trong nước cũng như quốc tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ tỷ lệ nói trên. Trước tình hình đó, nhà nước nhận thức đúng quy luật vận động phát triển, nắm vững và dự báo được các yếu tố tự nhiên KT - XH, chính trị trong nước và quốc tế để vạch ra những chiến lược và kế hoạch phát triển thể chế hóa các chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp bền vững thành các quy chế luật định để hướng dẫn, sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát triển các vùng nông nghiệp phát triển đúng hướng và có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội.

Nhà nước xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động để định hướng sự phát triển của kinh tế nông nghiệp như chỉ ra chỉ tiêu đối với nông nghiệp, xây dựng nông nghiệp với các phương hướng sau:

Nhà nước định hướng cho nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH mới có thể đưa nước ta khỏi tình trạng lạc hậu như hiện nay.

Phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở khai thác và sử dụng các tài nguyên hợp lý, tái tạo và bảo vệ để có thể khai thác lâu dài.

Phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu là vì nền kinh tế không thể khép kín nên phải phát triển nó theo hướng xuất khẩu để tăng năng suất sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để nông nghiệp phát triển như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, tăng lượng tiền đầu tư cho nông nghiệp, nghiên cứu tạo ra các giống mới có năng suất cao.

Bên cạnh những việc tạo cơ sở hạ tầng Nhà nước cũng có những chính sách ưu tiên khuyến khích các hộ nông nghiệp như giảm thuế cho các mặt hàng nông phẩm, khen thưởng cho các hộ gia đình sản xuất giỏi. Vì tính chất của nông nghiệp ngày càng áp dụng nhiều khoa học, kỹ thuật nên cần phải có đội ngũ quản lý lao động có năng lực nhất định. Do vậy cần có chính sách để nâng cao chất lượng nhân lực như mở các trường đào tạo cán bộ chuyên sâu về ngành nông nghiệp để phục vụ cho ngành; thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, đào tạo ngắn hạn cho các hộ nông dân để họ nâng cao hiểu biết. Tất cả các chính sách này đã đang và sẽ góp phần giúp cho nông nghiệp của nước ta ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w