Nội dung PTTC khách hàng vay vốn đã đƣợc NHNT Việt Trì ban hành làm tài liệu thống nhất áp dụng chung cho toàn hệ thống. Sự thống nhất này góp phần quan trọng giúp nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay tại NHNT. Tuy nhiên, việc áp dụng còn nhiều hạn chế và cần đƣợc hoàn thiện. Các khía cạnh trong nội dung phân tích đƣợc đề cập đến chƣa đầy đủ nên cần có các giải pháp nhƣ sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện nội dung phân tích BCLCTT hay phân tích dòng tiền. Hiện tại việc phân tích BCLCTT của khách hàng vay vốn mặc dù đã đƣợc đƣa vào nội dung phân tích trong các quy định nhƣng vẫn chƣa đƣợc CBTD chi nhánh thực hiện, hoặc có thực hiện nhƣng nội dung sơ sài.
CBTD cần thực hiện chi tiết việc phân tích lƣu chuyển tiền từ cả ba hoạt động là: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính để có cái nhìn bao quát nhất về dòng tiền.
Việc phân tích dòng tiền phải đƣợc đặt ra trong bối cảnh kinh doanh hiện thời và tƣơng lai của khách hàng, bởi đôi khi các giá trị cao lại phản ánh rắc rối hơn là ƣu thế. Một doanh nghiệp đang trải qua thời kỳ tăng trƣởng chậm hoặc thị trƣờng suy giảm lại có thể có một dòng tiền tƣơng đối mạnh bởi lẽ họ không có nhu cầu đầu tƣ TSCĐ hoặc vốn ngắn hạn. Ngƣợc lại, một doanh nghiệp mạnh lại có thể có dòng tiền âm vì cần đầu tƣ để hỗ trợ tăng trƣởng. Do đó, CBTD cần có đánh giá sự ảnh hƣởng qua lại giữa mặt tích cực của dòng tiền dƣơng và nguy cơ là mức dƣơng này không thể duy trì lâu dài trong tƣơng lai và ngƣợc lại giữa mặt tiêu cực của dòng tiền âm và triển vọng khi các hoạt động đầu tƣ hiện tại sẽ mang về lợi ích và dòng tiền dƣơng trong tƣơng lai cho khách hàng.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích. Hiện nay, Ngân hàng NHNT Việt Trì đang sử dụng khá đầy đủ các chỉ tiêu để PTTC, tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nội dung phân tích này thì các chỉ tiêu phân tích cần đƣợc tính toán cụ thể hơn và bổ sung thêm một số chỉ tiêu để làm rõ thêm các kết luận có thể đƣa ra từ các
91
BCTC của khách hàng, các chỉ tiêu cần đƣợc so sánh với các chỉ tiêu trung bình của ngành, cũng nhƣ với các khách hàng khác cùng ngành. Tránh đánh giá tình hình tài chính khách hàng dựa trên kết quả một vài chỉ tiêu nhƣ hiện tại.
Các chỉ tiêu cần đƣợc tính toán chính xác, cần áp dụng chƣơng trình máy tính chuyên nghiệp trong quá trình tính toán kết hợp với sự kiểm tra lại của cán bộ phân tích để đảm bảo tính chính xác cao.
Thứ ba, cần hoàn thiện nội dung dự báo dòng tiền hay dự báo tình hình tài chính của khách hàng.
Dự báo là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc hỗ trợ ra quyết định cho vay của lãnh đạo ngân hàng trong quá trình PTTC khách hàng nhƣng nhƣ đã nói ở trên là hiện tại NHNT Việt Trì đang bỏ ngỏ phần này. Với điều kiện thị trƣờng thay đổi nhanh chóng nhƣ hiện nay cộng với sự canh tranh gay gắt trong thị trƣờng Ngân hàng thì nội dung dự báo là một trong những phần không thể thiếu trong công tác thẩm định. Với sự khó khăn và phức tạp của công tác dự báo thì để có thể thực hiện tốt công tác này, bộ phận cho vay cần đánh giá nghiêm túc về sự cần thiết của công tác này, ngoài việc đƣa ra những đánh giá định kỳ và đột xuất về hoạt động quá khứ và hiện tại của khách hàng thì cần đƣa ra thêm các dự báo kinh tế, tham mƣu cho Ban lãnh đạo trong việc quyết định đầu tƣ cho vay.
Cuối cùng, cần bổ sung thêm các nội dung phân tích nhƣ:
Phân tích tình hình thu nhâp của cán bô công nhân viên tai khách hàng
Việc trả lƣơng cho ngƣời lao động còn thể hiện trách nhiệm của khách hàng đối với mỗi cá nhân ngƣời lao động. Đây còn là một trong những mối quan hệ tài chính trong nội bộ khách hàng. Bởi vậy phân tích tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên là một nội dung quan trọng khi PTTC. Thông thƣờng, khi khách hàng mở rộng hoạt động và doanh thu tăng mạnh thì có tác động tích cực đơn thu nhập của ngƣời lao động và ngƣợc lại.
Phân tích tình hình thƣc hiên nghĩa vu với ngân sách Nhà nƣớc
Tùy từng loại hình sở hữu, lĩnh vực hoạt động SXKD mà DN sẽ phải nộp các loại thuế khác nhau với các mức thuế suất do Nhà nƣớc quy định. Nếu DN đang
92
hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đang đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích thì thậm chí còn đƣợc ƣu đãi, miễn giảm thuế trong khoảng thời gian nhất định. Trong hoạt động SXKD, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách là một yếu tố khách quan và DN không có cách nào khác là phải tuân thủ những quy định về thuế của Nhà nƣớc. Bởi vậy trốn thuế là một hành vi không đƣợc khuyến khích và thậm chí là phạm pháp nhƣng tránh thuế thì lại là cả một nghệ thuật đối với nhà quản lý. Nhờ việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách này, ngân hàng sẽ xác định đƣợc cơ cấu tài chính (cơ cấu nguồn vốn) phù họp. Cũng nhờ việc phân tích này sẽ giúp ngân hàng biết đƣợc những lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích để có xu hƣớng đa dạng hóa hay mở rộng hoạt động SXKD của khách hàng sang những lĩnh vực có ƣu đãi về miễn hay giảm thuế nhằm có đƣợc doanh thu cũng nhƣ lợi nhuận nhiều hơn.