1.1.4.1. Thông tin từ hệ thống kế toán của khách hàng
Đây là những thông tin đƣợc cung cấp chủ yếu từ hệ thống BCTC và hệ thống sổ sách kế toán: bảng cân đối tài khoản, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản...Trong đó các BCTC nhàm phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cung cấp những thông tin kế toán tài chính có ích cho những ngƣời sử dụng cả ở bên trong và ngoài doanh nghiệp.
BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu (VCSH), công nợ và các luồng tiền cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp giúp Ngân hàng ra các quyết định đầu tƣ phù hợp.
Ngoài các thông tin này, DN còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.
Hệ thống BCTC gồm BCTC năm (đƣợc lập định kỳ hàng năm hoặc tròn 12 tháng) và BCTC giữa niên độ (đƣợc lập định kỳ cuối mỗi quý của năm tài chính không bao gồm quý 4). Luận văn này sẽ đi vào hệ thống BCTC năm, bao gồm:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
34
chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động, đây cũng là BCTC quan trọng cho nhiều đối tƣợng khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (BC LCTT): là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN. Thông tin ở báo cáo này là cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động SXKD của DN.
Bản thuyết minh BCTC (BTM BCTC): là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chƣa đƣợc trình bày đầy đủ và chi tiết hết trong các BCTC. Vì thế nội dung của báo cáo này thƣờng đề cập đến đặc điểm, tình hình chung của doanh nghiệp; về thu nhập của ngƣời lao động; về các nguyên nhân tăng, giảm của tài sản cố định (theo nguyên giá và theo giá trị còn lại); về tình hình tăng, giảm các nguồn vốn, các quỹ doanh nghiệp; những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác.
1.1.4.2. Thông tin ngoài hệ thống kế toán
Đây chính là những thông tin từ môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ các quyết định quản lý, điều hành của đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Có nhiều loại thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực nhƣng dựa vào đặc điểm và tính chất của thông tin mà có thể chia thành hai nhóm nhƣ sau:
Thứ nhất: Thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Những thông tin này liên quan đến tình hình nền kinh tế vĩ mô tại thời điểm phân tích. Nền kinh tế vĩ mô sẽ cung cấp thông tin cho việc PTTC dƣới nhiều góc độ, để biết đƣợc những cơ hội cũng nhƣ thách thức mà doanh nghiệp phải đội mặt. Những thông tin bên ngoài doanh nghiệp bao gồm:
- Các chính sách kinh vĩ mô của Nhà nƣớc: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, chế độ và chuẩn mực kế toán có liên quan.
35
Sức khỏe của nền kinh tế liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng hay tình hình lạm phát cũng nhƣ chu kỳ của nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trƣởng, suy thoái hay đứng im tại chỗ; thậm chí thông tin về tình hình nền kinh tế của khu vực và trên thế giới cũng có ảnh hƣởng ít nhiều đến PTTC của doanh nghiệp.
- Môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ với chính sách luật pháp liên quan đến việc sử dụng lao động, đất đai, môi trƣờng...
Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một ngành hay lĩnh vực nhất định với những đặc điểm riêng có của ngành này. Ví dụ: Thƣơng mại, sản xuất, xây dựng...Khi đó những thông tin của ngành nhƣ sau sẽ là cơ sở dữ liệu khi PTTC:
- Xu hƣớng phát triển của ngành trong thời gian tới với sự biến động của thị trƣờng, đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ hay thoái trào.
- Trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong và ngoài nƣớc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: máy móc trang thiết bị, công nghệ thông tin...
- Đặc tính cạnh tranh trong ngành với những đối thủ cạnh tranh ở thời điểm hiện tại và tiềm năng trong tƣơng lai.
- Các quy định và định hƣớng của cơ quan quản lý của Nhà nƣớc đối với ngành trong hiện tại và cả tƣơng lai.
Thứ hai: Thông tin bên trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp là một cá thể đặc trƣng hay tế bào của nền kinh tế với nhiều nét riêng biệt. Do vậy, PTTC phải xem xét đến khía cạnh này để giúp đƣa ra những quyết định đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng thông tin. Những thông tin bên trong doanh nghiệp bao gồm:
- Mỗi doanh nghiệp đều có chính sách, chiến lƣợc phát triển và cạnh tranh khác nhau ở từng thời kỳ, do vậy những thông tin này sẽ ảnh hƣởng đến tình hình tài chính.
- Đặc điểm tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn.
36
- Vị thế của doanh nghiệp trong ngành cũng nhƣ trong quan hệ với các đối tác: ngân hàng, ngƣời mua hàng, ngƣời cung cấp.
Ngoài ra, cũng còn có nhiều cách khác để phân loại thông tin dùng trong PTTC doanh nghiệp nhƣ theo thời điểm tiếp nhận, theo tính pháp lệnh, theo chu kỳ xuất hiện... Tất cả những thông tin này đều góp phần quan trọng đối với PTTC trong doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích đƣợc khách quan và toàn diện hơn.