Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 76 - 78)

Với tất cả các khách hàng CBTD đều tuân thủ mẫu phân tích chung của NHNT Việt Nam, với nội dung phân tích tình hình công nợ chỉ đơn thuần liệt kê chỉ tiêu các khoản phải thu và các khoản phải trả giữa khách hàng với các đối tác. Đánh giá tình hình biến động của các khoản phải thu và công nợ phải trả của khách hàng cũng nhƣ mối tƣơng quan giữa chúng.

CBTD đã tính cả quy mô, cơ cấu lẫn tốc độ thay đổi của những khoản mục này giữa thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải thu và nợ phải trả là tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả đã đƣợc xem xét. Tuy nhiên, CBTD chỉ dừng lại ở việc tỉnh tỷ lệ cho tổng số nợ phải thu và tổng số nợ phải trả mà chƣa đi sâu vào từng loại nợ phải thu và nợ phải trả (ngắn hạn, dài hạn, với ngƣời bán, với ngƣời mua, với ngân sách, nội bộ…Xem chi tiết tại phụ lục số 06.

Để đƣa ra thêm những nhận định riêng. CBTD đã tách riêng phần các chỉ số thƣờng xem xét nhƣ các hệ số về hiệu năng thanh toán hay mức độ, khả năng thanh toán trong điều kiện hiện tại (số vòng quay và thời gian 1 vòng quay, số vòng quay nhiều thể hiện hiệu năng thanh toán cao và thời gian một vòng quay, thời gian 1 vòng quay ngắn thể hiện hiệu năng thanh toán cao và ngƣợc lại) sang bảng phân tích các hệ số và đƣợc xếp vào phần hệ số khả năng hoạt động của khách hàng. Cũng nhƣ việc nên kết hợp với các chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán mà CBTD đã tách riêng các chỉ tiêu này theo bảng các hệ số ở phần nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Điều này không cho thấy tính liền mạch, bao quát và tính toàn diện trên hai mặt của một vấn đề.

Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

66

giả nhận thấy. Với Công ty CP Hóa Chất Việt Trì và Công ty CP khoáng sản Tây Bắc thì CBTD đã lập bảng kết quả và nêu cách tính của từng chỉ tiêu trƣớc khi đi vào nhận xét, năng thanh toán nợ ngắn hạn mà bỏ qua chỉ tiêu quan trọng là khả năng thanh toán nợ dài hạn. Đây sẽ là một thiếu sót lớn khi đánh giá khả năng thanh toán chung của mỗi khách hàng.

Với cả ba khách hàng, CBTD đều không phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn. Mặc dù ngân hàng quan tâm hơn đến khả năng thanh toán ngắn hạn của khách hàng nhƣng nếu khả năng thanh toán dài hạn không đáp ứng đƣợc cũng gây rủi ro tổn thất cho ngân hàng trong dài hạn. Nếu không phân tích, CBTD sẽ không thấy đƣợc rủi ro này. Khi các hệ số khác đáp ứng đƣợc, ngân hàng sẽ giải ngân và không lƣờng tới kết quả của việc đầu tƣ dài hạn là gì.

Các khách hàng đƣợc PTTC, CBTD đều quan tâm đến hệ số khả năng thanh toán lãi vay, và cũng đƣợc nhận xét chung về việc chi trả lãi vay dựa trên lợi rihuận. Tƣơng tự với chỉ tiêu hoàn trả nợ vay cũng đƣợc phân tích.

CBTD nên kết hợp phân tích trên với phần phân tích tình hình công nợ để thấy rõ nét hai mặt của một vấn đề.

CBTD chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp cho khách hàng. Ví dụ nhƣ, đối với Công ty CP Hóa Chất Việt Trì, cần nhanh chóng có những sự điều chinh càn thiết nhƣ sau:

- Thứ nhất, khách hàng cần cân đối lại cơ cấu các khoản nợ bằng cách tăng dần tỷ lệ các khoản nợ dài hạn trong tổng số nợ phải trả (hay giảm dần tỷ trọng của những khoản nợ ngắn hạn).

- Thứ hai, cần tăng tỷ lệ tài sản tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong TSNH (bằng cách bổ sung loại TSNH này) để cải thiện khả năng thanh toán nhanh của khách hàng.

- Thứ ba, lên kế hoạch trả nợ dần những khoản công nợ, nhất là ƣu tiên những khoản nợ quá hạn và đến hạn.

Những sự thay đổi này sẽ góp phần ổn định tình hình công nợ và khả năng thanh toán, lành mạnh hóa tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động SXKD của khách hàng.

67

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 76 - 78)