Nghiên cứu hồ sơ cho thấy công tác PTTC hiện nay của NHNT Việt Trì đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất đáng khích lệ, nhƣng cũng tồn tại một số nhƣợc điểm nhƣ sau:
4.1.2.1. Về cơ sở số liệu phân tích
Việc lựa chọn thông tin và nguồn số liệu chƣa đƣợc làm một cách tỷ mỷ, do đó độ chính xác của số liệu chƣa cao làm hạn chế tới kết quả của công tác phân tích. Các công cụ phục vụ cho công tác phân tích còn thiếu cụ thể nhƣ:
Các phần mềm hỗ trợ tính toán các chỉ tiêu tài chính và PTTC có nhƣng chƣa phát huy hiệu quả thực sự và đôi khi gây thụ động cho CBTD. Công tác phân tích hiện nay chủ yếu thực hiện chủ yếu theo phƣơng pháp thủ công, nên tính kịp thời và chính xác không đƣợc đảm bảo.
74
Việc xử lí các kết quả rút ra trong PTTC tại NHNT Việt Trì chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức. Các kết luận đƣa ra trong bản phân tích chủ yếu phục vụ cho công tác báo cáo, còn việc phục vụ cho công tác thẩm định còn hạn chế.
Nguồn thông tin thu thập đƣợc ngoài nguồn khách hàng cung cấp còn rất hạn chế. Thông tin là yếu tố quan trọng trong PTTC nhƣng hiện tại ngân hàng còn rất thiếu thông tin. Sự chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp giữa các ngân hàng còn rất hạn chế do sự cạnh tranh gay gắt, thông tin thu thập từ CIC cũng hạn chế, chƣa có thông tin về tất cả các doanh nghiệp. Thông tin từ các doanh nghiệp cùng ngành thì chủ yếu đƣợc thu thập từ báo chí, phƣơng tiện thông tin đại chúng mà chƣa có một tổ chức thu thập làm nguồn dữ liệu chung. Thông tin đƣợc sử dụng chỉ phản ánh tình hình tài chính trong thời gian ngắn, khoảng 2 đến 3 năm. Vì thế khó dự đoán chính xác sự biến động của các chỉ tiêu tài chính trong tƣơng lai. Hiện tại, NHNT Việt Trì thƣờng chỉ xem xét các chỉ tiêu của khách hàng trong vòng 2 năm. Độ dài thời gian khoảng từ 4 - 5 năm trở lên sẽ giúp cho cán bộ phân tích có đánh giá và dự đoán chính xác hơn.
Việc phân tích chỉ dừng ở xem xét quy mô và tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu giữa năm nay so với năm trƣớc; chứ chƣa đi sâu vào việc phân tích các nguyên nhân gây ra sự thay đổi đó và sự thay đổi này có phù họp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, kế hoạch trong từng giai đoạn hoặc chiến lƣợc kinh doanh dài hạn hay không. Vì thế sẽ không đƣa ra đƣợc biện pháp cụ thể để khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm, qua đó sử dụng tối đa mọi nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu tài chính cao hơn trong tƣơng lai.
4.1.2.2. Về phương pháp phân tích .
Trong công tác PTTC, để xác định chính xác nguyên nhân và ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế đến chỉ tiêu tài chính cần xem xét, phải kết hợp hai hay nhiều phƣơng pháp phân tích. Trên thực tế, ngân hàng chủ yếu dùng phƣơng pháp so sánh. Chi nhánh chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp phân tích đơn giản nhƣ phân tích cơ cấu, tỉ trọng và chỉ sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đơn giản nhất để phân tích. Hơn nữa, quá trình phân tích chỉ dừng lại ở mức đƣa ra các kết quả tính toán
75
thuần tuý, thiếu hẳn những đánh giá về mức độ, xu hƣớng hay tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Việc đánh giá kết quả phân tích là không nhất quán, tuỳ thuộc vào quan điểm của cán bộ khách hàng. Bản thân ngƣời chịu trách nhiệm phân tích báo cáo không đƣa ra bất cứ nhận định nào mang tính kết luận chắc chắn về khả năng có thể đầu tƣ cho khách hàng hay không.
Khi so sánh ngân hàng chỉ xem xét giữa năm nay với năm trƣớc vì thời gian phân tích ở đây là một năm, khi phân tích thƣờng chỉ sử dụng số liệu của hai năm liên tiếp là năm hiện hành và năm trƣớc liền kề. Khi đƣợc phỏng vấn về lý do chỉ chọn báo cáo của 2 năm để phân tích, CBTD và cả lãnh đạo đều có chung câu trả lời, cho rằng môi trƣờng kinh tể biến đổi quá nhanh theo thời gian, nên việc so sánh báo cáo của nhiều thời kì là không cần thiết và không có ý nghĩa. Hạn chế của việc này là nếu chỉ so sánh trong hai năm liên tục thì không thể thấy đƣợc xu hƣớng biến động của tình hình tài chính.
Việc so sánh cũng chỉ dừng ở việc xem xét trong nội bộ chính khách hàng giữa các mốc thời gian nhất định chứ chƣa có sự đối chiếu với các khách hàng khác cùng ngành. Điều này khiến cho ngân hàng không biết chính xác vị trí của khách hàng so với những khách hàng khác cùng ngành để có nhận định chính xác. Việc so sánh mới chỉ dừng ở mức đơn giản, tức là xem xét rời rạc từng chỉ tiêu để thấy đƣợc quy mô và tốc độ thay đổi của chúng; chứ chƣa đặt sự biến động của các chỉ tiêu này trong mối quan hệ với nhau để thấy đƣợc kết quả đó là tốt hay xấu.
Thêm một hạn chế nữa là NHNT Việt Trì chƣa áp dụng phƣơng pháp DUPONT trong phân tích, mặc dù phƣơng pháp này rất hữu ích trong việc cho biết nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu tổng hợp. Nếu kết hợp đƣợc phƣơng pháp này và phƣơng pháp so sánh sẽ giúp hoàn thiện hoạt động PTTC khách hàng. Từ đó ngân hàng không phải gắn kết những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng với thay đổi trong chỉ tiêu tài chính, mà bản thân hoạt động PTTC khách hàng sẽ cho thấy nguyên nhân này.
4.1.2.3. Về nội dung và hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích
76 chỉ tiêu phân tích cũng không đầy đủ, nhƣ:
Thứ nhất, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là một báo cáo rất quan trọng cung cấp những thông tin về luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp. Qua việc xem xét phân tích báo cáo này sẽ giúp ngƣời phân tích đánh giá đƣợc sự bền vững của dòng tiền doanh nghiệp trong quá khứ, khả năng tạo tiền và sự phù hợp của dòng tiền với chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại việc phân tích BCLCTT của khách hàng vay vốn mặc dù đã đƣợc đƣa vào nội dung phân tích trong các quy định nhƣng vẫn chƣa đƣợc CBTD chi nhánh thực hiện, hoặc có thực hiện nhƣng nội dung sơ sài và hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của CBTD mà chƣa là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành thực hiện việc phân tích.
Thứ hai, các chỉ tiêu phân tích BCTC đang ở mức tổng quát chung nhất cho khách hàng, về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, hai chỉ tiêu quan trọng là ROA, ROE đã đƣợc tính toán nhƣng lại không đƣợc phân tích sâu. Điều này là do khi tính toán chỉ tiêu ROA, ROE mới đơn thuần tính toán và đánh giá sự biến động tỷ lệ này qua các năm nhƣng chƣa phân tích theo mô hình Dupont để đánh giá đƣợc từng mặt hoạt động có liên quan. Thực tế để đƣa ra đƣợc những phân tích xác đáng lại cần một loạt các chỉ tiêu bổ trợ để tìm đƣợc nguyên nhân của sự thay đổi trong các chỉ tiêu.
Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu phân tích chƣa đƣợc tiến hành so sánh với các khách hàng khác cùng quy mô hay các khách hàng cùng ngành.
Thứ tư, hệ thống chỉ tiêu mới dừng lại ở việc phân tích quá khứ và hiện tại, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải hƣớng xử lý. Do đó, hiện nay, công tác phân tích đang thiếu mảng dự báo, cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong PTTC khách hàng. Việc xem xét các chỉ tiêu vừa thiếu lại rời rạc nhƣ vậy sẽ khiến cho thông tin phân tích không đƣợc bao quát, toàn diện để thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về thực trạng tài chính của khách hàng.
Cuối cùng, còn phải kể đến một tồn tại nữa ở tầm quản lý vĩ mô. Cho đến giờ ngân hàng vẫn chƣa lƣu trữ và thống kê đƣợc các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành với từng đối tƣợng khách hàng để làm cơ sở cho CBTD đối chiếu khi tiến hành
77
PTTC. Những số liệu này vừa là cơ sở để ngân hàng tƣ vấn và cũng là mục tiêu để các khách hàng hƣớng tới hay điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình hoạt động.
4.1.2.4. Về tổ chức công tác phân tích
Hiện nay tại NHNT Việt Trì chƣa có bộ phận độc lập để đảm nhận công tác PTTC khách hàng vay vốn. Ngân hàng có xác định mục tiêu phân tích là xem xét hiệu quả hoạt động của DN định kỳ sáu tháng và một năm nhƣng chƣơng trình PTTC lại không đƣợc lên cụ thể. Công việc này thƣờng do CBTD phụ trách khách hàng chủ động thực hiện, thƣờng là cán bộ quản lý khách hàng nào đảm nhận PTTC khách hàng đó. Công tác phân tích đƣợc tiến hành mỗi lần cấp lại GHTD hàng năm cho khách hàng để làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay cũng nhƣ đƣợc thực hiện định kỳ sáu tháng để giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng và định kỳ hàng năm và thƣờng là sau mỗi năm để đánh giá về năm trƣớc đó hay còn gọi là phân tích sau để đánh giá hiệu quả hoạt động trong năm vừa qua của khách hàng cũng nhƣ có định hƣớng đầu tƣ cho vay hiệu quả. Bởi vậy tính định kỳ này đã khiến cho nhân viên thực hiện không cần lập chƣơng trình phân tích tỷ mỉ và chi tiết; nói cách khác việc PTTC đƣợc tiến hành theo kinh nghiệm và cảm tính. Cùng lúc đó, CBTD còn phụ trách nhiều công việc khác khiến chất lƣợng chuyên môn của công tác PTTC bị ảnh hƣởng lớn. Chƣơng trình thực hiện đã nằm trong kế hoạch chung của ngân hàng nhƣng chƣa tuân thủ quy trình chặt chẽ và cụ thể. Cơ sở dữ liệu để phân tích chủ yếu trên hệ thống BCTC của khách hàng chứ chƣa thu thập thêm những thông tin chung liên quan đến thị trƣờng.
Khi kết thúc công việc phân tích CBTD đã lập đƣợc tờ trình thẩm định hoặc báo cáo phân tích. Tuy nhiên cán bộ không đề xuất những giải pháp để đạt đƣợc kết quả cũng nhƣ hiệu quả phân tích cao hơn ở thời gian tới. Qua thực tế khảo sát, có thể nói công tác tổ chức PTTC tại NHNT Việt Trì đã đƣợc thực hiện nghiêm túc với mọi khách hàng tuy nhiên chƣa bài bản. Công tác PTTC đƣợc thực hiện nhƣ vậy tuy có tiết kiệm chi phí và thời gian nhƣng chất lƣợng thông tin từ việc PTTC đem lại không cao và thiếu độ khách quan.
78
4.1.2.5. Về kết quả phân tích tài chính khách hàng
Cách tính toán các chỉ tiêu tài chính của khách hàng còn khá phụ thuộc vào số liệu trên BCTC. Nhất là các chỉ tiêu trung bình đƣợc sử dụng khi tính toán các chỉ tiêu này hầu hết đƣợc xác định bằng số TBC đầu kỳ và cuối kỳ. Điều này có thể dẫn đến việc các chỉ tiêu tài chính sẽ không phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của khách hàng. Bởi vì, ngay cả khi số liệu trên BCTC đã đƣợc thẩm định lại đảm bảo tính trung thực thì các số liệu này cũng mang tính thời điểm, không phản ánh hết diễn biến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động có tính mùa vụ cao và mức độ biến động tài sản giữa các thời kỳ lớn. Ngoài việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, những nhận xét, đánh giá về tình hình khách hàng đƣợc ngân hàng đƣa ra còn chung chung, chƣa lập luận phân tích biến động chi tiết biến động trong từng chỉ tiêu tài chính và minh họa bằng biểu đồ, số liệu. Mỗi biểu đồ phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu tài chính giúp biểu hiện trực quan, sinh động và PTTC khách hàng hiệu quả hơn.
Công tác PTTC khách hàng vay vốn tại Chi nhánh, đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm khi nhận đƣợc BCTC cuối niên độ của khách hàng. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ kế toán thống kê, thời gian hoàn thiện và nộp báo cáo của doanh nghiệp có thể kéo dài đến 90 ngày và đôi khi việc tiến hành kiểm toán tại các doanh nghiệp kéo dài hàng tháng nên nếu thụ động chờ kết quả kiểm toán thì việc phân tích bị chậm chễ, kết quả phân tích không còn mang lại hiệu quả cho thời điểm hiện tại. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và có diễn biến thay đổi với tốc độ nhanh chóng nhƣ hiện nay thì kết quả phân tích đƣa ra có thể đã lỗi thời, không còn phản ánh đúng hiện trạng khách hàng.
Kết quả phân tích đôi khi thiếu tính toàn diện, chỉ có thể nhận biết đƣợc sự biến động của tình hình tài chính khách hàng vay vốn mà không thể chỉ ra nguyên nhân của sự biến động đó đúng theo bản chất kinh tế của nó. Các chỉ tiêu đƣợc phân tích một cách rời rạc, mỗi chỉ tiêu cho nhận xét về một nội dung mà chƣa xâu chuỗi đƣợc các vấn đề phân tích. Từ đó, khó có thể đƣa ra biện pháp khắc phục hiệu quả
79
để tƣ vấn cho khách hàng hoặc không thể kiểm định đƣợc biện pháp khắc phục mả khách hàng đƣa ra là phù hợp hay không, có khả thi hay không.
Đồng thời dự đoán sự biến động của các chỉ tiêu tài chính cũng là một trong những phần quan trọng trong PTTC khách hàng nhƣng chƣa đƣợc ngân hàng quan tâm đúng mức. Mặc dù dự đoán là phần khồ nhất trong PTTC, đòi hỏi ngoài kỹ năng phân tích, ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải có kinh nghiệm. Công việc này cũng cho thấy năng lực PTTC của ngân hàng, là cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc PTTC khi kết thúc cho vay.