Đặc điểm khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 62 - 65)

Chi nhánh Việt Trì có ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính khách hàng

3.1.2.1. Đặc thù địa phương

- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Công nghiệp - xây dựng 37.8%, Thƣơng nghiệp - dịch vụ 36,2%, Nông lâm ngƣ nghiệp 26%.

Sản xuất công nghiệp tập trung vào những ngành sau: Công nghiệp dệt may, da giày, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và thực phẩm, công nghiệp hoá chất, phân bón và giấy.

- Ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ tập trung chủ yếu ở thành phố và một số cụm công nghiệp của huyện. Toàn tỉnh có trên 2.500 doanh nghiệp (trong đó có gần 2.000 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, còn lại gần 150 DNNN và DN đầu tƣ nƣớc ngoài), 59.876 hộ SXKD.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có: 1.540 doanh nghiệp (trong đó: Nông lâm ngƣ nghiệp: 90 doanh nghiệp, Công nghiệp xây dựng: 500 doanh nghiệp, Dịch vụ: 950 doanh nghiệp)

- Số cán bộ công nhân viên chức toàn tỉnh trên 55.000 ngƣời, trong đó ở thành phố, huyện thị là 25.000 ngƣời.

- Số công nhân lao động toàn tỉnh là 700.000 ngƣời, trong đó thành phố, huyện thị là 200.800 ngƣời, còn lại tập trung ở các huyện trong tỉnh.

(Nguồn: Theo số liệu Chi cục thống kê tỉnh Phú Thọ và Sở Kế hoạch Đầu tư - tỉnh Phú Thọ)

3.1.2.2. Đặc điểm chung của khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Vị trí của Chi nhánh nằm ở trung tâm của thành Phố Việt Trì, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất chế biến, thƣơng mại dịch vụ và nhập khẩu. Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh tập trung chủ yếu là các đối tƣợng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất chế biến. Đặc biệt là các ngành nhƣ: Sản xuất giấy, hóa chất, may

52

mặc...Loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng đa số. Ngoài ra có các Công ty cổ phần Nhà nƣớc quy mô lớn, và có các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tập trung vào các phƣơng án, dự án kinh doanh khả thi có hiệu quả, tăng tỷ lệ cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn và cho vay có tài sản đảm bảo, kiên quyết giảm dần và tiến tới thu hồi hết nợ của những khoản vay của các khách hàng SXKD kém hiệu quả.

Chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nƣớc về cho vay các chƣơng trình tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nhƣ: cho vay xuất nhập khẩu, cho vay nông nghiệp nông thôn... Qua đó đã góp phần mở rộng tín dụng của Chi nhánh và góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng.

Về cơ cấu dư nợ:

Phân theo thành phần kinh tế

Dƣ nợ cho vay đối với các doanh nghiệp Công ty cổ phần Nhà nƣớc là 293.792 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37% tổng dƣ nợ cho vay (tập trung vào 4 doanh nghiệp Công ty CP giấy Việt Trì, Công ty thông tin Viễn thông điện lực, Công ty Xi măng Công Thanh và Công ty CP Hoá chất Việt Trì)

+ Dƣ nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 307.656 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất là 38.8%tổng dƣ nợ cho vay.

+ Dƣ nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đạt 191.043 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24.2% tổng dƣ nợ cho vay.

+ Các khoản đầu tƣ khác 5.643 triệu đồng.

Phân theo loại hình cho vay

+ Dƣ nợ cho vay ngắn hạn đến 31/12/2014 đạt 316.444 triệu đồng, chiếm 39.9% tổng dƣ nợ.

+ Dƣ nợ cho vay trung, dài hạn đạt 481.690 triệu đồng, bằng 60.1 tổng dƣ nợ, so đầu năm (56%) tăng 4.1%.

53

Chi nhánh quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng thẩm định, tái thẩm định, quan tâm đến đạo đức cán bộ trong hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện và khai thác tốt hoạt động của Phòng kiểm tra của Trụ sở chính đặt tại Chi nhánh, giúp Chi nhánh từng bƣớc củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động, lựa chọn khách hàng SXKD có hiệu quả, đủ tiêu chuẩn tín dụng, để đầu tƣ cho vay mới; điều hành lãi suất linh hoạt theo cơ chế lãi suất thả nổi đảm bảo qui chế, hạn chế đầu tƣ vào lĩnh vực bất động sản, hạn chế cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, dừng hẳn cho vay đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh yận tải thuỷ.

Tổng dƣ nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2014 đạt 798.134 triệu đồng, so với thời điểm 31/12/2013 (601.941 triệu đồng) tăng 196.193 triệu đồng, với tốc độ tăng 32.5%, so với kế hoạch NHNT Việt Nam giao (850 tỷ đồng) đạt 93.8%. Trong đó: nợ nhóm 2 của Chi nhánh là 5.185 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,64% tổng dƣ nợ cho vay; tổng nợ xấu là 10.810 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1.35% tổng dƣ nợ cho vay, thực chất chỉ dƣ 4.415 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 0.55% tổng dƣ nợ, nhƣng vì chuyển nợ nhóm 3 theo Chi nhánh Đông Anh của Công ty LILAMA 3.1: 6.395 triệu đồng nên làm cho nợ xấu của Chi nhánh tăng 1.920 triệu đồng. Lãi suất đầu ra bình quân năm 2014 là 1.534%/tháng, tăng 0.41%/tháng so năm 2013.

3.1.2.3. Ảnh hưởng của đặc điểm khách hàng vay vốn tại Chi nhánh tới phân tích tài chính khách hàng

Khách hàng doanh nghiệp chủ yếu tại chi nhánh là khách hàng có quy mô vừa và nhỏ. Đối tƣợng khách hàng này chiếm phần lớn về số lƣợng (80,6% trong tổng số 93 doanh nghiệp) và thị phần dƣ nợ (38,8%) tại Chi nhánh.

Quy mô doanh nghiệp là yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn tới đặc điểm các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. So với các doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc điểm hoạt động tài chính và quản trị tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt đáng kể. Vềcác quan hệ tài chính: nhìn chung, quan hệ tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bao gồm các mối quan hệ với các đối tƣợng bên trong (chủ doanh nghiệp, công nhân viên, nhà đầu tƣ...) và bên ngoài doanh nghiệp (nhà cung cấp, khách hàng, Nhà nƣớc...). Tuy nhiên, do quy mô kinh doanh nhỏ

54

(hoặc vừa), số lƣợng đối tƣợng liên quan ít nên tính chất các mối quan hệ này thƣờng khá đơn giản so với các doanh nghiệp lớn. Chức năng tài trợ vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là yếu tố làm cho ngân hàng, chủ nợ, nhà cung cấp e ngại trong việc cung cấp tín dụng.

Cơ cấu vốn, tài sản trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có nhiều điểm khác biệt so với cơ cấu vốn trong các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hoặc sản xuất nhỏ nên tỉ trọng vốn cố định trong tổng vốn của doanh nghiệp thƣờng tƣơng đối thấp. Hơn nữa, theo các phân tích ở trên, khả năng huy động vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là không cao nên các nhà quản trị tài chính ở các doanh nghiệp này thƣờng chủ yếu quan tâm tới vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lƣu động, một phần nguyên nhân do hạn chế trong vấn đề vay vốn dài hạn, một phần do đặc điểm về quy mô và độ dài chu kì kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, thị phần đứng thứ hai tập trung vào các doanh nghiệp lớn đã nêu ở phần trên, số lƣợng doanh nghiệp không nhiều nhƣng dƣ nợ của từng khách hàng lớn. Việc PTTC của những khách hàng này là một phần quan trọng trong khâu thẩm định cho vay và giám sát sử dụng vốn vay cho đến khi khách hàng trả hết nợ vay.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)