Phân tích tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 48)

2010-2012

Trong hoạt động của ngân hàng thì nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn giữ vai trò quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường thì trước tiên cần phải đảm bảo có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các thành phần kinh tế. Hoạt động tín dụng có được mở rộng hay không thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là phải có nguồn vốn lớn. Vì vậy, trước khi phân tích đánh giá tình hình tín dụng tại ngân hàng thì chúng ta nên đi vào xem xét yếu tố đầu vào quan trọng này.

Nguồn vốn của MSB Cần Thơ bao gồm 2 thành phần chính đó là: vốn huy động và vốn điều chuyển.

- Vốn huy động: do ngân hàng huy động được từ nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, các tổ chức kinh tế, ngân hàng được quyền sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi đúng hạn.

- Vốn điều chuyển: nếu ngân hàng huy động được vốn nhiều hơn nhu cầu cho vay thì số vốn thừa sẽ được điều chuyển đi ngân hàng cấp trên theo quy định. Ngược lại, nếu lượng vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì ngân hàng sẽ xin ngân hàng cấp trên điều chuyển vốn đến. Tuy nhiên nguồn vốn này sẽ chịu chi phí lãi cao hơn so với chi phí lãi huy động vốn.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn nên MSB Cần Thơ đã thực hiện nhiều chương trình nhằm thu hút vốn từ bộ phận dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu thanh khoản cũng như mở rộng tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và thực tế cho thấy, ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác huy động vốn với tỷ trọng vốn huy động luôn ở mức cao, tăng trưởng nhanh đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tình hình biến động cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng 4.1.

Từ bảng 4.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của MSB Cần Thơ có sự chuyển biến tích cực: vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và ngày càng tăng dần.

34

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ,giai đoạn 2010-2012.

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 657.794 67,59 793.852 83,10 858.233 99,47 136.058 20,68 64.381 8,11

Vốn điều chuyển 315.347 32,41 161.485 16,90 4.537 0,53 (153.862) (48,79) (156.948) (97,19)

35

Nếu như năm 2010 tỷ trọng vốn huy động chiếm 67,59% thì đến năm 2011 con số này tăng mạnh lên 83,10% và sang năm 2012 là 99,47%. Tỷ trọng vốn huy động cao trong tổng nguồn vốn là một lợi thế rất lớn của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng ngày càng tạo dựng được uy tín. Điều này nói lên ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ngày càng thay đổi theo chiều hướng tốt thể hiện ở chỗ vốn điều chuyển có tỷ trọng giảm dần qua ba năm. Cụ thể, năm 2010 vốn điều chuyển chiếm 32,41% thì đến năm 2012 vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ còn 0,53%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngân hàng đang từng bước nâng cao lượng vốn huy động, giảm thiểu sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển.

Để hiểu rõ tình hình biến động nguồn vốn ta đi vào phân tích sự biến động của từng thành phần cấu thành nên nguồn vốn của ngân hàng.

 Vốn huy động

Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Vốn huy động của MSB Cần Thơ luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 vốn huy động đạt 793.852 triệu đồng, tăng 136.058 triệu đồng, tương đương tăng 20,68% so với năm 2010. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì ngân hàng đã kịp thời đa dạng hóa các hình thức huy động đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút thêm nguồn vốn mới. Đến năm 2012 lượng vốn huy động đạt 858.233 triệu đồng, tăng 64.381 triệu đồng tương ứng tăng 8,11% so với 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 với tình hình diễn biến phức tạp của nền kinh tế như giá vàng biến động mạnh, thị trường bất động sản đóng băng và những khó khăn trên thị trường chứng khoán đã khiến tâm lý người dân thay đổi và quyết định gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro.

 Vốn điều chuyển

Đây là nguồn vốn mà ngân hàng xin Hội sở điều chuyển nhằm bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vốn điều chuyển có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ tuyến trên sẽ không tốt cho ngân hàng vì chi phí cho việc sử dụng vốn này cao hơn vốn huy động tại ngân hàng và phụ thuộc vào Hội sở.

Qua bảng 4.1 ta thấy lượng vốn điều chuyển của MSB Cần Thơ liên tục giảm trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, vốn điều chuyển chiếm 32,41% trong cơ cấu nguồn vốn. Qua đó có thể thấy lượng vốn huy động vẫn chưa đáp

36

ứng được nhu cầu cho vay nên ngân hàng cần thêm nguồn vốn từ Hội sở chuyển xuống. Năm 2011, vốn điều chuyển giảm 48,79% tương đương giảm 153.862 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm của tín dụng, cụ thể là các khoản dư nợ cho vay nên ngân hàng không cần phải điều chuyển vốn đến nhiều để đáp ứng nhu cầu cho vay. Đến năm 2012 vốn điều chuyển chỉ còn 4.537 triệu đồng, giảm 97,39% so với năm 2011 và đặc biệt trong năm 2012 vốn điều chuyển chỉ chiếm 0,53% trong cơ cấu nguồn vốn. Nguyên nhân là do trong năm 2012 dư nợ cho vay giảm khá mạnh trong khi vốn huy động lại tăng cao nên ngân hàng cần ít vốn điều chuyển từ Hội sở. Điều này cho thấy ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong việc huy động vốn để giảm thiểu vốn điều chuyển từ Hội sở.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)