Tăng cường hoạt động marketing cho ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 81)

MSB Cần Thơ cần tăng cường các phương tiện để quảng bá hình ảnh của ngân hàng như: qua internet, truyền hình, radio, báo chí, tạp chí ngành... một cách hiệu quả nhất. MSB Cần Thơ cần cung cấp các thông tin khái quát, điểm mạnh của sản phẩm, chất lượng và các điều kiện chủ yếu cũng như những ưu đãi cho sản phẩm cho vay tiêu dùng... Qua đó khách hàng sẽ có sự hiểu biết nhất định về ngân hàng cũng như là sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Điều này giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

MSB Cần Thơ cần có những hình thức khuyến mãi, tặng quà lưu niệm cho khách hàng. Quà tặng có thể là áo mưa, áo thun, balo... có logo của MSB. Việc tặng quà không chỉ thu hút khách hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày càng tốt hơn mà đây còn là phương thức quảng bá rất hiệu quả hình ảnh của MSB đến mọi người.

MSB Cần Thơ cần tổ chức các hội nghị khách hàng, gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng, phát phiếu thăm dò ý kiến, thu nhận các ý kiến đánh giá của khách hàng. Từ đó ngân hàng hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với từng sản phẩm của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể có những biện pháp khắc phục những điểm còn thiếu sót, chưa phù hợp để từ đó đưa ra các chương trình phù hợp với từng thời điểm, hoàn thiện các sản phẩm hơn nữa và có thể cho ra đời nhiều sản phẩm mới thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và qua đó tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

70 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Tín dụng là hoạt động chính và nguồn lợi chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Trong đó cho vay tiêu dùng là một bộ phận của tín dụng ngân hàng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liêt hiện nay, mở rộng mảng cho vay tiêu dùng được xem là chiến lược hữu hiệu cho các ngân hàng.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ vẫn còn những hạn chế. Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo thu nhập chính của ngân hàng nhưng kinh phí đầu tư vào các chương trình khuyến mãi, marketing còn khá ít từ đó không phát huy được vai trò của lĩnh vực này. Với mục tiêu tập trung mạnh vào mảng cho vay tiêu dùng, MSB Cần Thơ nên có những kế hoạch đầu tư cụ thể, thích đáng dành cho mảng này. Trong tương lai, cho vay tiêu dùng sẽ là mảnh đất màu mỡ mà các ngân hàng khác đang hướng đến. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng cũng nên chú trọng hai mặt. Một là ngân hàng cần phải chú trọng đến việc mở rộng quy mô tín dụng, hai là không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua công tác thẩm định chặt chẽ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với NHNN

- NHNN cần thực hiện xem xét về các cơ chế chính sách những bất cập về chính sách tín dụng, công cụ điều hành chính sách tiền tệ và những quy định của pháp luật có liên quan, cần sớm được xem xét bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu mới của thị trường.

- NHNN nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến từ các ngân hàng thương mại về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm hoàn thiện những chủ trương này.

6.2.2 Đối với Hội sở

- Hội sở cần có những danh mục sản phẩm hiện đại, tiện ích phù hợp với nhu cầu thực tiễn đời sống, phù hợp đặc điểm của từng vùng.

- Phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ bán lẻ nói riêng như một kênh song hành đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.

71

- Hội sở cần tiếp thu kịp thời và nhanh chóng những ý kiến đóng góp của các trung tâm vùng và chi nhánh để có thể rà soát, sửa đổi bổ sung những văn bản quy định cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại địa phương.

- Thường xuyên mở thêm những lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của MSB để nâng cao kĩ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của nhân viên.

- Thường xuyên tổ chức các đợt thi đua hiệu quả hoạt động giữa các chi nhánh. Có chính sách khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích tinh thần làm việc cũng như nâng cao hiệu quả làm việc của tất cả các chi nhánh trong hệ thống.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của từng chi nhánh, phòng giao dịch một cách thường xuyên để phát hiện những sai sót, yếu kém trong hoạt động. Qua đó, có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình tiền tệ ngân hàng. Cần

Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2. Lê Văn Tư, 2000. Ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà

xuất bản Thống kê.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Thành phố Hồ

Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

5. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc

ban hành “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

6. Tài liệu về hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

7. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)