3.6.1 Mục tiêu
MSB Cần Thơ dự kiến sẽ áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh để đủ khả năng cạnh tranh trên thương trường liên ngân hàng với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
- Trong năm 2013 ngân hàng tăng tỷ lệ tiền gửi trong thanh toán, tăng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong dài hạn để phục vụ cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, ngân hàng sẽ tăng cường cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân nhằm khai thác hết những tiềm năng của nền kinh tế trên đia bàn TP. Cần Thơ.
- Cố gắng phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức 3% tổng dư nợ (hoặc theo chỉ tiêu cụ thể do Tổng Giám đốc giao).
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: theo chế độ quy định (hoặc theo kế hoạch MSB giao).
- Tập trung cho vay các dự án lớn của các tập đoàn là các cổ đông của MSB.
3.6.2 Biện pháp tổ chức thực hiện
- Cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như: các dịch vụ về kinh doanh vốn và ngoại tệ, tài trợ thương mại, dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử…
- Tổ chức phân công, giao chỉ tiêu cho các cán bộ tín dụng trong công tác huy động vốn, thu nợ, cho vay, tăng trưởng dư nợ phải gắn liền với chất lượng tín dụng, cho vay phải đảm bảo thu hồi nợ.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ tín dụng, về nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, đồng thời triển khai phổ biến văn bản nghiệp vụ thường xuyên.
33 CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 2010-2012
Trong hoạt động của ngân hàng thì nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn giữ vai trò quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường thì trước tiên cần phải đảm bảo có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các thành phần kinh tế. Hoạt động tín dụng có được mở rộng hay không thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là phải có nguồn vốn lớn. Vì vậy, trước khi phân tích đánh giá tình hình tín dụng tại ngân hàng thì chúng ta nên đi vào xem xét yếu tố đầu vào quan trọng này.
Nguồn vốn của MSB Cần Thơ bao gồm 2 thành phần chính đó là: vốn huy động và vốn điều chuyển.
- Vốn huy động: do ngân hàng huy động được từ nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, các tổ chức kinh tế, ngân hàng được quyền sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi đúng hạn.
- Vốn điều chuyển: nếu ngân hàng huy động được vốn nhiều hơn nhu cầu cho vay thì số vốn thừa sẽ được điều chuyển đi ngân hàng cấp trên theo quy định. Ngược lại, nếu lượng vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì ngân hàng sẽ xin ngân hàng cấp trên điều chuyển vốn đến. Tuy nhiên nguồn vốn này sẽ chịu chi phí lãi cao hơn so với chi phí lãi huy động vốn.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn nên MSB Cần Thơ đã thực hiện nhiều chương trình nhằm thu hút vốn từ bộ phận dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu thanh khoản cũng như mở rộng tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và thực tế cho thấy, ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác huy động vốn với tỷ trọng vốn huy động luôn ở mức cao, tăng trưởng nhanh đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tình hình biến động cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng 4.1.
Từ bảng 4.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của MSB Cần Thơ có sự chuyển biến tích cực: vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và ngày càng tăng dần.
34
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ,giai đoạn 2010-2012.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 657.794 67,59 793.852 83,10 858.233 99,47 136.058 20,68 64.381 8,11
Vốn điều chuyển 315.347 32,41 161.485 16,90 4.537 0,53 (153.862) (48,79) (156.948) (97,19)
35
Nếu như năm 2010 tỷ trọng vốn huy động chiếm 67,59% thì đến năm 2011 con số này tăng mạnh lên 83,10% và sang năm 2012 là 99,47%. Tỷ trọng vốn huy động cao trong tổng nguồn vốn là một lợi thế rất lớn của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng ngày càng tạo dựng được uy tín. Điều này nói lên ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ngày càng thay đổi theo chiều hướng tốt thể hiện ở chỗ vốn điều chuyển có tỷ trọng giảm dần qua ba năm. Cụ thể, năm 2010 vốn điều chuyển chiếm 32,41% thì đến năm 2012 vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ còn 0,53%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngân hàng đang từng bước nâng cao lượng vốn huy động, giảm thiểu sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển.
Để hiểu rõ tình hình biến động nguồn vốn ta đi vào phân tích sự biến động của từng thành phần cấu thành nên nguồn vốn của ngân hàng.
Vốn huy động
Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Vốn huy động của MSB Cần Thơ luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 vốn huy động đạt 793.852 triệu đồng, tăng 136.058 triệu đồng, tương đương tăng 20,68% so với năm 2010. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì ngân hàng đã kịp thời đa dạng hóa các hình thức huy động đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút thêm nguồn vốn mới. Đến năm 2012 lượng vốn huy động đạt 858.233 triệu đồng, tăng 64.381 triệu đồng tương ứng tăng 8,11% so với 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 với tình hình diễn biến phức tạp của nền kinh tế như giá vàng biến động mạnh, thị trường bất động sản đóng băng và những khó khăn trên thị trường chứng khoán đã khiến tâm lý người dân thay đổi và quyết định gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro.
Vốn điều chuyển
Đây là nguồn vốn mà ngân hàng xin Hội sở điều chuyển nhằm bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vốn điều chuyển có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ tuyến trên sẽ không tốt cho ngân hàng vì chi phí cho việc sử dụng vốn này cao hơn vốn huy động tại ngân hàng và phụ thuộc vào Hội sở.
Qua bảng 4.1 ta thấy lượng vốn điều chuyển của MSB Cần Thơ liên tục giảm trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, vốn điều chuyển chiếm 32,41% trong cơ cấu nguồn vốn. Qua đó có thể thấy lượng vốn huy động vẫn chưa đáp
36
ứng được nhu cầu cho vay nên ngân hàng cần thêm nguồn vốn từ Hội sở chuyển xuống. Năm 2011, vốn điều chuyển giảm 48,79% tương đương giảm 153.862 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm của tín dụng, cụ thể là các khoản dư nợ cho vay nên ngân hàng không cần phải điều chuyển vốn đến nhiều để đáp ứng nhu cầu cho vay. Đến năm 2012 vốn điều chuyển chỉ còn 4.537 triệu đồng, giảm 97,39% so với năm 2011 và đặc biệt trong năm 2012 vốn điều chuyển chỉ chiếm 0,53% trong cơ cấu nguồn vốn. Nguyên nhân là do trong năm 2012 dư nợ cho vay giảm khá mạnh trong khi vốn huy động lại tăng cao nên ngân hàng cần ít vốn điều chuyển từ Hội sở. Điều này cho thấy ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong việc huy động vốn để giảm thiểu vốn điều chuyển từ Hội sở.
4.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 tháng đầu năm 2012-2013
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013
Chú giải
6T: 6 tháng đầu năm
Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 đạt 825.623 triệu đồng, tăng 14.029 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ vốn huy động tăng là do trên đà tăng của việc huy động vốn ở năm 2012, nhiều khách hàng vẫn tiếp tục gửi tiết kiệm ở ngân hàng, đồng thời chỉ trong năm 2013 ngân hàng đã tích cực mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc chi trả tiền, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến mở tài khoản tại ngân hàng. Có được kết quả trên cũng do ngân hàng ngày càng tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng, cung cách phục vụ của nhân viên ngân hàng lịch thiệp, chất lượng phục vụ nhanh gọn, chính xác… nên dễ dàng thu hút khách hàng tham gia giao dịch với ngân hàng.
Chỉ tiêu
6T 2012 6T 2013 6T2013/6T2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Vốn huy động 811.594 99,78 825.623 99,75 14.029 1,73
Vốn điều chuyển 1.788 0,22 2.098 0,25 310 17,34 Tổng nguồn vốn 813.382 100 827.721 100 14.338 1,76
37
Trong 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,25%) trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Lượng vốn điều chuyển đến ngân hàng chiếm rất ít trong tổng cơ cấu nguồn vốn cho thấy ngân hàng đang từng bước nâng cao lượng vốn huy động, giảm thiểu sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Điều này cho thấy tính chủ động ngày càng cao của ngân hàng trong việc huy động vốn.
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI MSB CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 TỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM DÙNG TẠI MSB CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 TỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Sơ lược tình hình cho vay của MSB Cần Thơ
4.2.1.1 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.3 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 3.329.836 3.263.572 2.862.153 (66.264) (1,99) (401.419) (12,30) Doanh số thu nợ 3.210.386 3.405.256 3.059.623 194.870 6,07 (345.633) (10,15) Dư nợ 961.479 819.795 622.325 (141.684) (14,74) (197.470) (24,09) Nợ xấu 5.806 7.925 16.827 2.119 36,50 8.902 112,33
Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ, giai đoạn 2010-2012
- Doanh số cho vay
Qua bảng 4.3 cho thấy trong giai đoạn 2010-2012 doanh số cho vay của MSB Cần Thơ liên tục giảm, đây cũng là xu hướng chung đối với hầu hết các ngân hàng trong giai đoạn kinh tế biến động như hiện nay. Năm 2010, doanh số cho vay của MSB Cần Thơ đạt mức 3.329.836 triệu đồng. Năm 2011 doanh số cho vay là 3.263.572 triệu đồng giảm 1,99% so với năm 2010. Đến năm 2012 con số này chỉ còn 2.862.153 triệu đồng giảm 12,30% so với năm 2011. Nguyên nhân gây ra tình trạng sụt giảm liên tục này là do khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2010-2012, hầu hết các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho của doanh nghiệp còn quá nhiều nên vấn đề giải quyết hàng tồn được đặt lên hàng đầu chứ không phải mở rộng sản xuất. Ngoài ra việc hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHNN, chủ
38
trương tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong khi khách hàng mục tiêu của MSB Cần Thơ chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh tiêu dùng.
- Doanh số thu nợ
Trong bất cứ hoạt động tín dụng của ngân hàng nào thì công tác thu hồi nợ luôn luôn được chú trọng và MSB Cần Thơ cũng vậy, vì hiệu quả hoạt động tín dụng còn được thể hiện ở việc thu hồi nợ. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể đánh giá được mức độ hoạt động của ngân hàng có hoạt động hiệu quả hay không. Từ bảng 4.3 ta thấy được tình hình doanh số thu nợ có sự tăng, giảm qua ba năm 2010, 2011 và 2012. Trong năm 2010 doanh số thu nợ là 3.210.386 triệu đồng, đến năm 2011 con số này đạt 3.405.256 triệu đồng tăng 6,07% so với năm trước đó. Nguyên nhân là khách hàng được vay vốn với mức lãi suất thấp nhờ gói hỗ trợ lãi suất của NHNN nên áp lực trả lãi vay cũng nhẹ đi phần nào, một phần do cán bộ tín dụng trong ngân hàng đã nâng cao khả năng đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng trong công tác thẩm định để cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 3.059.623 triệu đồng, giảm 345.633 triệu đồng tức giảm 10,15% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do số lượng các doanh nghiệp thủy sản làm ăn thua lỗ, phá sản tăng đột biến, một số khách hàng lớn của ngân hàng cũng nằm trong số đó. Từ việc làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán các khoản vay cho ngân hàng.
- Dư nợ
Dư nợ của MSB Cần Thơ liên tục giảm qua ba năm. Năm 2011 dư nợ của ngân hàng đạt 819.795 triệu đồng, giảm 14,74% so với năm 2010.Nguyên nhân là do trong năm 2011 doanh số cho vay giảm trong khi doanh số thu nợ tăng nên dẫn đến dư nợ giảm. Năm 2012, dư nợ chỉ còn 622.325 triệu đồng tiếp tục giảm mạnh đến 24,09% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ tình hình tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này bị giảm sút khá mạnh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do doanh số cho vay giảm khá mạnh trong năm 2012, ngoài ra do sự thắt chặt tín dụng của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro nên đã làm cho dư nợ của ngân hàng sụt giảm.
Nhìn chung, dư nợ của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 giảm khá nhiều. Điều này đã phản ánh được thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn bấy giờ: tình hình sản xuất khó khăn, trì trệ, doanh nghiệp không đủ vốn sản xuất kinh doanh nhưng lại không đủ tiêu chuẩn để vay ngân hàng. Tín dụng tăng trưởng âm là tình hình chung đối với hầu hết các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, MSB Cần Thơ đã nỗ lực hết mình để mức giảm đó không đáng kể, mặc
39
dù kinh tế khủng hoảng nhưng tín dụng của ngân hàng vẫn được giữ ở mức ổn định. Ngoài ra, ngân hàng cần nhận thức được những biến động của nền kinh tế trong tương lai để có những chính sách phù hợp, nâng cao mức tăng trưởng tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất của xã hội đồng thời nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
- Nợ xấu
Nợ xấu của MSB Cần Thơ liên tục tăng. Cụ thể, nếu như năm 2010 nợ xấu chỉ ở mức 5.806 triệu đồng thì đến năm 2011 nợ xấu lên đến 7.925 triệu đồng, tăng 2.119 triệu đồng tức tăng 36,50%, mặc dù vậy tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2011 vẫn ở mức kiểm soát là 0,97%. Bước sang năm 2012 nền kinh có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức gặp nhiều khó khăn cho nên tình hình nợ xấu vào năm 2012 tăng đột biến 112,33% so với năm trước. Nguyên nhân do năm 2012, hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến đặc biệt là các công ty thủy sản lâm vào tình trạng khó khăn, không bán được hàng dẫn đến phá sản nên xảy ra tình trạng nợ xấu cho ngân hàng.
4.2.1.2 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013