7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Phân tích yếu tố cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn
- Lãi suất, phí + Huy động vốn
Các ngân hàng ấn định chính sách lãi suất theo quy định của NHNN, dẫn đến lãi suất huy động trên thị trƣờng cũng có xu hƣớng giảm liên tục. Theo số liệu thu thập của các ngân hàng thƣơng mại, lãi suất trung bình cho kỳ ngắn hạn giảm từ mức 13,93%/năm thời điểm tháng 2/2012 xuống 9,89%/năm vào tháng 6/2012 và xuống còn 7,39%/năm tại thời điểm tháng 5/2013. Tuy nhiên, mục tiêu chính của động thái hạ lãi suất của NHNN không phải nhằm hạ lãi suất huy động, mà là kéo lãi suất cho vay xuống, đồng thời bơm tiền ra hỗ trợ nền kinh tế.
Tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội khác, trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nƣớc điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hƣớng tập trung tháo gỡ các khó khăn về mở rộng tín dụng an toàn, đáp ứng nhu cầu vốn vay hợp lý cho các đối tƣợng khách hàng, giảm các loại lãi suất,… Ngân hàng Nhà nƣớc đã thực hiện 2 lần cắt giảm lãi suất điều hành nhƣ sau:
Lần thứ nhất, thực hiện vào ngày 17-3-2014: lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm xuống 6,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống 1%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm. Từ thời điểm này, Ngân hàng Nhà nƣớc không khống chế lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên nhƣ trƣớc đó mà các tổ chức tín dụng chủ động ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trƣờng. Lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ƣu tiên giảm từ 9%/năm xuống 8% năm.
Lần thứ hai, thực hiện vào ngày 29-10-2014: Lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng; giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa các lĩnh vực ƣu
tiên từ mức 8%/năm xuống còn 7%/năm; giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD từ mức 1%/năm xuống 0,75%/năm.
Thay đổi trong điều hành lãi suất năm 2014 của Ngân hàng Nhà nƣớc đã tác động tích cực đến cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại các ngân hàng thƣơng mại. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc gia tăng hơn. Nhiều ngƣời lựa chọn gửi kỳ hạn tới 24 và 36 tháng vì dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2015. Lãi suất huy động kỳ hạn dài chênh lệch kỳ hạn ngắn từ 1,6% - 2,6%/năm, đƣờng cong lãi suất trở về đúng với bản chất vốn có của nó.
Xem xét riêng diễn biến lãi suất bình quân của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đã cổ phần hóa, khối này chiếm trên 50% thị phần huy động vốn và cho vay trong năm 2014 thì có thể thấy, lãi suất cho vay đã giảm tới 3%, lãi suất huy động vốn cả 2 kỳ hạn đều giảm 1%. Còn nhìn dài hạn hơn, so sánh thời điểm hiện nay thì cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay nội tệ của các tổ chức tín dụng đều giảm về mức thấp hơn mặt bằng lãi suất cách đây 10 năm.
Biểu đồ 2.2. Diễn biến lãi suất bình quân
Nhìn chung, toàn bộ thị trƣờng đến cuối tháng 12-2014, lãi suất giảm từ 1,5% - 2% so với cuối năm 2013, nhƣng ngƣời dân vẫn gửi tiền vào hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Tính đến hết năm 2014, ƣớc tính tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 16%, huy động vốn tăng 15,5% so với cuối năm 2013; trong đó huy động vốn VND tăng 16,5%, chủ yếu ở khu vực dân cƣ; vốn huy động ngoại tệ tăng 8,2%. Thanh khoản của các tổ chức tín dụng đƣợc bảo đảm và dƣ thừa.
Bảng 2.2. Lãi suất huy động vốn VNĐ
(Đơn vị: %/năm)
Kỳ hạn HDB ACB VPB Seab TCB SCB Sacomb VIB MBB EAB BIDV VCB Agribank Vietinbank KKH 0.70 0.70 0.50 0.80 0.50 0.80 0.70 0.50 0.80 0.50 0.50 0.50 1.00 0.80 1 tuần 0.80 1.00 1.00 0.90 1.00 0.90 1.00 1.00 0.90 1.00 - 1.00 - 1.00 2 tuần 0.80 1.00 1.00 0.95 1.00 0.95 1.00 1.00 0.95 1.00 - 1.00 - 1.00 3 tuần 1.00 1.00 1.00 0.95 1.00 0.95 1.00 1.00 0.95 1.00 - - - 1.00 1M 5.00 4.50 4.80 4.70 4.70 4.70 4.50 4.80 4.70 4.60 4.50 4.00 4.00 4.50 2M 5.00 4.50 4.80 4.80 4.80 4.80 4.50 4.80 4.80 4.60 4.50 4.30 4.30 4.50 3M 5.10 4.70 4.90 5.10 5.10 5.10 4.70 4.90 5.10 4.90 5.00 4.50 4.50 5.00 6M 5.70 5.50 5.70 5.50 5.50 5.50 5.50 5.70 5.50 5.20 5.50 5.00 5.40 5.40 9M 5.70 5.60 6.10 5.85 5.85 5.85 5.60 6.10 5.85 5.50 5.50 5.40 6.00 6.00 12M 7.00 6.20 6.60 6.50 6.50 6.50 6.20 6.60 6.50 6.20 6.50 6.00 - 6.50 13M 7.20 6.50 6.90 - 6.90 - 6.50 6.90 - 6.50 6.20 - - 6.20 18M 6.80 6.50 6.90 6.80 6.90 6.80 6.50 6.90 6.80 6.50 6.20 - 6.50 6.20 24M 6.90 6.70 7.00 6.80 7.00 6.80 6.70 7.00 6.80 6.70 6.30 6.20 6.80 6.30 36M 6.90 6.70 7.10 6.85 7.10 6.85 6.70 7.10 6.85 6.70 6.30 6.20 - 6.30 Đơn vị: %/năm
Bảng 2.3. Lãi suất huy động vốn USD
(Đơn vị: %/năm)
Kỳ hạn HDB ACB VPB SeaB TCB SCB Sacomb VIB MBB EAB BIDV VCB Agribank Vietinbank KKH 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.10 0.20 0.10 1 tuần - - - - - - - - - - - - - - 2 tuần - - - - - - - - - - - - - - 3 tuần - - - - - - - - - - - - - - 1M 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 2M 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 3M 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 6M 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 9M 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 12M 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 13M - - - - - - - - - - - - - - 18M 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 24M 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 36M 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 + Cho vay
Đối với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN), lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… dao động từ 7- 9%/năm ở các kỳ hạn ngắn (lãi suất cho vay trung bình là 8%/năm) và dao động từ 11-12%/năm đối với ở các kỳ hạn trung và dài hạn (lãi suất cho vay trung bình là 11,5%/năm).
Tƣơng tự, lãi suất cho vay thƣơng mại thông thƣờng ở mức 9- 10,5%/năm (bình quân là 9,75%/năm) đối với các kỳ hạn ngắn và 11,5- 12,8%/năm đối (bình quân là 12,15%) ở các kỳ hạn trung và dài hạn.
Nguồn: NHNN
Biểu đồ 2.3. Biến động lãi suất cho vay trung bình bằng VND đối với các NHTMNN
Đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP), lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… dao động từ 8-9%/năm ở các kỳ hạn ngắn (lãi suất cho vay trung bình là 8,5%/năm) và dao động từ 11- 12%/năm đối với ở các kỳ hạn trung và dài hạn (lãi suất cho vay trung bình là 11,5%/năm). Tƣơng tự, lãi suất cho vay thƣơng mại thông thƣờng ở mức 9,5- 11,5%/năm (bình quân là 10,5%/năm) đối với các kỳ hạn ngắn và 12- 13%/năm đối (bình quân là 12,5%)
Nguồn: NHNN
Biểu đồ 2.4. Biến động lãi suất cho vay trung bình bằng VND đối với các NHTMCP
Tính đến thời điểm ngày 20/2/2014, tín dụng toàn hệ thống các TCTD đối với nền kinh tế giảm 1,66% so với cuối năm 2013, trong đó tín dụng bằng VND giảm 1,94%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,11%.
Bảng 2.4. Lãi suất cho vay ưu đãi
(Đơn vị: %/năm)
Mục đích vay HDB ACB VPB TCB VIB EAB MBB Sử dụng dịch vụ, xây nhà 8.6 8.9 8.8 8.6 8.2 8.5 8.8 Ô tô 9.6 9.6 9.6 9.6 9.6 9.6 9.6 Tiêu dùng 9.6 9.6 9.6 9.6 9.6 9.6 9.6 Kinh doanh 8.6 8.9 8.8 8.6 8.2 8.5 8.8
+ Phí
Dịch vụ ngân hàng ra đời mang đến nhiều tiện ích. Không có sự tham gia của ngân hàng, để thực hiện thanh toán khách hàng phải dùng tiền mặt, phát sinh rủi ro và chi phí cao. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng đã giảm thiểu các hạn chế này. Dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ… thực sự là những sản phẩm cần thiết trong ví mỗi khách hàng. Đối với giao dịch xuất nhập khẩu, việc ngân hàng ngân hàng có lợi ích nổi trội. Khách hàng sẽ đƣợc tƣ vấn về thông lệ quốc tế, hƣớng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế từ đó giảm rủi ro, tăng lợi nhuận, tạo sự tin tƣởng, thân thiết với các bạn hàng nƣớc ngoài. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khách hàng không cần phải đến ngân hàng giao dịch mà chỉ cần sử dụng máy vi tính, sử dụng các dịch vụ hiện đại, nhƣ internet banking, home banking, và phone banking. Dịch vụ ngân hàng thực sự có vai trò lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, đối với chính bản thân mỗi ngân hàng và khách hàng, mang lại lợi nhuận và tiện ích.
Theo đó, từ 15-1-2014, Vietcombank thu phí chuyển tiền cho tài khoản cá nhân nội mạng là 3.300 đồng/giao dịch thay vì miễn phí nhƣ trƣớc đó.Việc chuyển tiền nội mạng cho tài khoản tổ chức Vietcombank giảm từ 11.000 đồng/giao dịch xuống còn 3.300 đồng. Riêng phí chuyển tiền cho ngƣời hƣởng ở ngân hàng khác vẫn giữ nguyên ở mức 11.000 đồng/giao dịch.Các dịch vụ khác của VCB – iB@nking nhƣ đăng ký, duy trì, kiểm tra thông tin, in sao kê tài khoản... đƣợc Vietcombank miễn phí cho khách hàng.Với vai trò là một ngân hàng lớn nhất nhì trên thị trƣờng, việc Vietcombank thay đổi chính sách phí giao dịch chuyển tiền trực tuyến khiến nhiều ngƣời lo ngại sẽ tác động dây chuyền đến mức phí dịch vụ ở các ngân hàng khác.Trƣớc đó, một số ngân hàng khác nhƣ ngân hàng Nam Á (NamA Bank) đã thay đổi phí thƣờng niên dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân từ 20.000 đồng
lên 22.000 đồng đối với gói chuẩn và 40.000 đồng lên 44.000 đồng đối với gói nâng cao. Đợt thu phí này bắt đầu từ hôm nay 15-1-2014.Trong khi đó, TPBank (tên gọi mới của TienPhong Bank) cũng tiến hành thu phí thông báo số dƣ tự động qua tin nhắn SMS là 5.000 đồng kể từ ngày đầu năm 2014.
Việc thu phí trả nợ trƣớc hạn đƣợc quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 và Thông tƣ số 05-2011/TT-NHNN ngày 10-3-2011. Tổ chức tín dụng và khách hàng đƣợc thỏa thuận về mức phí phải trả trong trƣờng hợp khách hàng trả nợ trƣớc hạn. Quy định này là phù hợp với thực tế. Vì khi cho vay, tổ chức tín dụng phải cân đối nguồn vốn huy động của mình (bao gồm tiền gửi của tổ chức, cá nhân, nguồn vốn đi vay và các nguồn vốn khác) cả về lãi suất và kỳ hạn để đáp ứng yêu cầu của khoản vay. Đồng thời, trong thời hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng, tổ chức tín dụng cũng phải trả lãi, chi phí cho các nguồn vốn tín dụng đã huy động để cho khách hàng vay.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm chia sẻ khó khăn đối với khách hàng vay. Tại Chỉ thị số 01/CT- NHNN ngày 15-1-2014, Ngân hàng Nhà nƣớc đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét áp dụng mức thu phí hợp lý đối với các khoản phí đƣợc thu theo quy định của pháp luật. Không đƣợc thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ các khoản phí quy định tại Thông tƣ số 05/2011.
- Chất lƣợng dịch vụ
Khách hàng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dịch vụ khách hàng hoàn hảo đã và đang là yếu tố tạo nên sự khác biệt và là vũ khí quan trọng trong
việc tạo nên lợi thế cạnh tranh mà bất kỳ tổ chức hay ngân hàng nào cũng đều muốn sở hữu. Các ngân hàng đang chạy đua nhau về chất lƣợng dịch vụ cả về quy mô phát triển, tiềm lực về vốn, bề rộng hệ thống mạng lƣới, cũng nhƣ chiều sâu công nghệ. Những năm gần đây, các ngân hàng (NH) đang có nhiều chuyển biến tích cực nhằm cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn cho khách hàng của mình bằng việc:
+ Đa dạng hóa sản phầm
+ Nâng cao giá trị tối ƣu cho khách hàng, gia tăng các tiện ích, dịch vụ khác biệt, đảm bảo đem lại quyền lợi tốt nhất cho khách hàng sử dụng.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng nhƣng việc đầu tƣ thỏa đáng cho công tác quản trị chất lƣợng dịch vụ vẫn là “một bài toán khó”. Không đơn thuần là câu chuyện chi phí, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ cơ sở dữ liệu, nguồn nhân lực, chiến lƣợc phát triển, tầm nhìn của nhà lãnh đạo... Nếu đƣợc áp dụng một cách nghiêm túc, đúng tiêu chuẩn, thì công tác quản lý chất lƣợng góp phần quan trọng giúp hạn chế các rủi ro trong hoạt động, đảm bảo sự thông suốt, mạch lạc trong các mắt xích kinh doanh và góp phần tăng khả năng trên cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Mối quan hệ cá nhân
Ngoài những yếu tố cơ bản giúp ngân hàng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thì mối quan hệ cá nhân góp phần không nhỏ vào sự thành công của các giao dịch khách hàng.
Việc phát triển khách hàng cá nhân qua kênh tiếp thị truyền miệng từ khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng, các mối quan hệ xã hội sẽ gây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng lớn cho mỗi CBNV ngân hàng, dựa trên năng lực, uy tín cá nhân của mỗi ngƣời.
năng cạnh tranh của ngân hàng sẽ cao hơn. Vì vậy, HDBank đã luôn nỗ lực duy trì trong top 10 ngân hàng TMCP (trừ 4 ngân hàng TMCP Nhà nƣớc), mục tiêu nâng cao vị xếp hạng trong thời gian đến.