Môi trường nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty UNITED STATES STEEL (Trang 26 - 28)

➢ Dân số nước Mỹ

Báo cáo điều tra dân số của Mỹ dự báo, đến giữa thế kỷ này, dân số nước Mỹ sẽ tăng từ 309 triệu người hiện nay lên tới 439 triệu người. Kết cấu dân số lúc bấy giờ sẽ còn đa dạng hoá hơn hiện nay, người da trắng sẽ đánh mất vị trí cộng đồng người chiếm đa số và trở thành dân tộc thiểu số.

➢ Kết cấu dân số của Mỹ

Những đặc điểm rõ rệt của kết cấu dân số là: người Mỹ La tinh vẫn là sắc dấn thiểu số lớn nhất với 45,5 triệu người, chiếm 15,1% dân số Mỹ; người da đen gốc Phi đứng vị trí thứ hai với 40,7 triệu người; người gốc Á chiếm vị trí thứ 3 với 15,02 triệu người. Số dân da trắng hiện có gần 200 triệu, chiếm 66% dân số. Số dân gốc Mỹ La Tinh, gốc Phi và gốc Á hiện đang chiếm 1/3 dân số nước Mỹ.

➢ Thay đổi kết cấu dân số gây ảnh hưởng lớn tới nước Mỹ

Tăng dân số và thay đổi trong kết cấu dân số sẽ gây ảnh hưởng to lớn đối với kinh tế và chính trị của Mỹ trong tương lai. Báo Bưu điện Washington dẫn lời một nhà kinh tế học cho hay, tăng dân số có nghĩa rằng hệ thống đường xá của Mỹ sẽ phải

chứng kiến sự gia tăng của 40 triệu đến 80 triệu chiếc xe hơi còn thị trường bất động sản sẽ phải thêm mới 35 triệu đến 40 triệu ngôi nhà/căn hộ.

Nhà nghiên cứu Brock lại cho rằng, sự thay đổi trong kết cấu dân số sẽ có lợi cho việc khắc phục xu thế già hoá của dân số và có lợi cho thị trường lao động và việc làm. “Nếu chúng ta vẫn dựa vào những người da trắng đang chiếm đa số, chúng ta sẽ phải chứng kiến cảnh sức lao động của Mỹ ngày càng suy giảm, tỷ lệ sinh giảm sút theo từng năm và hơn thế với một số lượng người ngày càng đông đảo gia nhập đội quân về hưu, chính phủ sẽ cần nhiều nguồn lực hơn để chăm sóc người già. Trong khi đó, nhờ vào việc nhập cư và tỷ lệ sinh cao của nhóm người nhập cư sẽ giúp tăng dân số, giúp chúng ta mở rộng thị trường lao động và biến sức lao động thành nguồn cung lâu dài”.

➢ Cộng đồng dân tộc

Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc. Đầu tiên Hoa Kỳ được gọi là nơi hỗn cư, thế nhưng ngày càng thấy rõ những dấu hiệu cho thấy rằng sẽ không có nơi hỗn cư. Bây giờ người ta lại gọi Mỹ là một xã hội "hổ lốn" với các nhóm sắc tộc vẫn duy trì những điểm khác biệt của dân tộc, quan hệ hàng xóm láng giềng và các nền văn hóa. Dân số Hoa Kỳ (năm 1990 là 249 triệu) gồm 85% là da trắng, 12% da đen và 3% là dân Châu Á. Mỗi nhóm dân cư có những mong muốn nhất định và những thói quen tiêu dùng nhất định.

➢ Phân phối thu nhập

Giàu nhất thế giới nhưng Mỹ lại là nước có rất nhiều người phải sống trong cảnh nghèo. Các số liệu cho thấy, số người cực nghèo ở Mỹ hiện nay cao nhất trong 3 thập kỷ gần đây. Thậm chí, khi nền kinh tế Mỹ đã được phục hồi sau suy thoái, từ năm 2000 đến năm 2005, số người nghèo ở Mỹ vẫn tăng khoảng 26%. Tờ Thời báo Niu- oóc tính rằng, hiện ở Mỹ có 60 triệu người nghèo.

Sự tăng số người cực nghèo và sự tập trung sự cực giàu vào một số người cũng tăng lên. Số người bần cùng hóa cùng cực tăng lên đã phản ánh sự bất bình đẳng không thể phủ nhận. Đó là kết quả của các chính sách đặt mục tiêu vào việc đưa các nguồn của cải xã hội vào tay giới tinh hoa tài chính. Trong khi 1% số hộ gia đình giàu nhất nước Mỹ nhận 17% toàn bộ thu nhập quốc gia, sở hữu hơn 33% toàn bộ giá trị thực và hơn 42% toàn bộ tài sản thực, thì gần 20% số hộ gia đình chỉ sở hữu 0% hoặc giá trị thực ít ỏi, 33% khác sở hữu chưa đến 10.000 USD.

∗ Như vậy phân phối thu nhập ở Mỹ tương đối không đồng đều, điều này tạo nên thách thức cho công ty trong việc đề ra và kiểm soát tốt hơn các chính sách giá giữa các khu vực cũng như từng phân khúc thị trường.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty UNITED STATES STEEL (Trang 26 - 28)