Toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty UNITED STATES STEEL (Trang 43 - 44)

3. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNHTRANH 1 Định nghĩa ngành

3.7.2. Toàn cầu hóa

Thứ nhất: ngành sản xuất thép nói riêng cũng như tất cả các ngành nghề nói

chung đã chứng kiến sự toàn cầu hóa về thị trường; ranh giới của mỗi ngành không dừng lại ở biên giới quốc gia. Tất cả các công ty, tập đoàn sản xuất thép không những phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh quốc tế trên thị trường nước ngoài mà ngay cả trên chính thị trường nội địa của mình. Ví dụ: những tập đoàn sản xuất thép hoạt động trên phạm vi toàn cầu có thể kể đến như TaTa steel của Ấn độ, BlueScope Steel Ltd, Arcelor Mittal, US Steel…biểu hiện cụ thể nhất của xu hướng toàn cầu hóa chính là các công ty thép lớn ở Hoa Kỳ không ngừng bành trướng nguồn lực trên phạm vi địa lý, mở rộng nhiều khu vực địa lý hoạt động và không ngừng tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong các thị trường mới như khu vực Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh, Nam Mỹ,…

Thứ hai: sự cạnh tranh trong ngành càng trở nên khốc liệt khi hiệu ứng toàn cầu

hóa lan rộng. Mỗi công ty, tập đoàn đều phải thay đổi và tìm cho mình những cách thức cạnh tranh mới và hiệu quả hơn để có thể đứng vững trong ngành. US Steel ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình thì nó còn tham gia vào việc khai thác than cốc, vận tải tàu biển để tìm kiếm nguồn lợi nhuận phục vụ lại cho lĩnh vực kinh doanh chính. US Steel liên tục thực hiện các vụ sáp nhập và mua lại để đạt được những lợi thế của người dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất thép ở nước Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Thứ ba:sự toàn cầu hóa đã loại bỏ và đào thải một số thực thể yếu kém, ít có

năng lực cạnh tranh để nhường chỗ cho những “ ông lớn ” thao túng thị trường. Ngoài ra, sự dịch chuyển từ các thị trường quốc gia đến xuyên quốc gia đã làm sâu sắc thêm sự ganh đua mang tính cạnh tranh trong ngành thép. Trong thời gian gần đây do sự tăng rưởng của thị trường thép thế giới sẽ khiến các nguyên, phụ liệu của ngành thép như quặng sắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu khác không còn ở mức giá thấp như khi trước sự ganh đua như thế sẽ làm

giảm mức lợi nhuận so với quá khứ và thu hẹp thị trường do phải chia sẻ với các hãng khác. Điều này luôn thúc ép các công ty phải tích cực hơn trong việc cải tiến kỹ thuật và công nghệ, cung cấp các sản phẩm chất lượng và đẩy mạnh nỗ lực tạo sự trung thành ở khách hàng

Trong bảng Top 10 nhà sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ giữa năm 2000 và 2011 đã chứng kiến sự đổi ngôi cũng như xuất hiện những nhà sản xuất mới. Ngoài sự vươn lên trong Top 10 của Arcelor Mittal, Gerdau, RG Steel … thì cũng chứng kiến sự biến mất của LVK Steel, Bethleherm Steel, Ispat Inland…. Điều đặc biệt là trong năm 2000 10 công ty sản xuất thép lớn nhất nước mỹ đã chiến tỷ trọng sản xuất thép là 58%, trong khi năm 2011 còn chứng kiến ty trọng này tăng lên một cách không tưởng là 87%. Chứng tỏ quá trình loại thải diễn ra rất khốc liệt, nhanh chóng.

Ngoài ra các lực lượng dẫn dắt ngành còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Giá cả các yếu tố đầu vào: đối với ngành thép, giá cả các yếu tố đầu vào đặc

biệt là giá than cốc, quặng sắt, điện chiếm tỉ lệ cao trong chi phí sản xuất. hơn nữa các nguyên liệu này đang trong tình trạng khan hiểm. Trong những năm gần đây giá cả liên tục tăng.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty UNITED STATES STEEL (Trang 43 - 44)