Các chính sách, quy định của chính phủ: ngành thép chịu ảnh hưởng lớn từ

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty UNITED STATES STEEL (Trang 44 - 48)

phía chính phủ đặc biệt là các chính sách, quy định về xuất nhập khẩu, thuế suất, các chính sách đầu tư.

3.8. Động thái của đối thủ

Các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi hành động của đối thủ, tìm hiểu về những chiến lược của đối thủ và dự đoán được những hành động tiếp theo của họ để có phương án cạnh tranh.

Trong ngành thép có những đối thủ chính của United States Steel là: ArcelorMittal, Hebei Iron and Steel, Essar Group, Steel Authority of India Limited, Baosteel, Pohang Steel, Shougang Group, Jiangsu Shagang và Shandong Steel, Bluescope, Taat Steel... Đây là những công ty thép lớn trên thế giới. United States Steel muốn cạnh tranh với những đối thủ lớn này thì phải đi sâu phân tích đối thủ cạnh tranh.

Trong những đối thủ trên thì công ty thép ArcelorMittal là công ty lớn nhất ngành thép thế giới và cũng là đối thủ chính của United States Steel. ArcelorMittal là công ty đóng vai trò quan trọng có tầm ảnh hưởng trong ngành thép hiện nay và liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng các công ty thép lớn nhất thế giới, với sản lượng tiêu thụ năm 2010 là 90,6 triệu tấn. Mức tăng trưởng so với năm 2009 là 23,8%.

Và hiện United States Steel là ứng viên sáng giá đang phát triển vượt bậc giữ được vị thế quan trọng trong ngành thép thế giới. Tuy nhiên vẫn phải cố sức để cạnh tranh với các đối thủ cùng hạng như Pohang Steel, Shougang Group, Jiangsu Shagang và Shandong Steel để tiến gần hơn vị trí của ArcelorMittal.

Những đối thủ cạnh tranh trong ngành thép ngày càng có xu hướng mở rộng thị trường hoạt động đa quốc gia. Các công ty trong ngành muốn thống lĩnh toàn bộ thị trường trên các quốc gia. Đồng thời các đối thủ này đang dần dần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, chuyển dần sang những ngành liên quan đến thép bởi vì ngành thép hiện nay nhu cầu đã giảm sút. Những đối thủ này ngày càng đầu tư mạnh vào công nghệ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng. Các đối thủ này đang nỗ lực để gia tăng sản lượng tiêu thụ.

3.9. Các nhân tố then chốt thành công trong ngành

Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt, nâng cao được vị thế cạnh tranh trên thị trường, nâng cao sản lượng tiêu thụ được thì cần phải xác định được các nhân tố quan trọng hay nhân tố then chốt trong ngành doanh nghiệp hoạt động.

Trong ngành công nghiệp thép thì nhân tố then chốt cho sự thành công bao gồm những nhân tố sau:

3.9.1. Sự đảm bảo chất lượng

US Steel cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu xây dựng công trình giao thông, nguyên liệu trong sản xuất Container, đóng tàu, dầu khí, xây dựng công trình dân dụng…cho mọi người dân. Những sản phẩm này có giá trị rất lớn và được sử dụng trong thời gian dài. Sự bảo đảm về chất lượng gắn với sự an toàn là một yêu cầu cần thiết. Chúng tôi những nhà thầu có khả năng cung cấp những công trình, thiết bị vững chãi, chất lượng sẽ có được vị thế vững chắc trong ngành và cũng góp phần nâng cao vị thế và tầm quan trọng ngành.

3.9.2. Tiềm lực tài chính

Khả năng tài chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu hiện nay, Công ty không chỉ canh tranh với các đối thủ trong nước mà phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ có tiềm lực tài chính rất mạnh của nước ngoài đặc biệt là các công ty Trung Quốc, Ấn độ… Nếu công ty không có khả năng tài chính hay là yếu kém hơn đối thủ thì cũng sẽ gặp khó khăn ngay lập tức! Vì vậy, theo xu hướng chung thì muốn đạt được sự cạnh tranh và phát triển bền vững, tất cả công ty trong ngành nói riêng cũng như mọi công ty thuộc những ngành khác đều tìm cho mình những hướng đi mới, hay là tìm kiếm những cách thức làm ăn mới (đa dạng hóa kinh doanh) dựa trên những năng lực cốt lõi của mình để phụ trợ, làm bàn đạp (ít nhất về tài chính) cho những lãnh vực hoạt động chính của mình.

3.9.3. Công nghệ

Cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm: Đây là việc mà hầu hết các doanh

nghiệp ngày nay đều hướng đến và đầu tư.

Nghiên cứu và phát triển: Qua hoạt động nghiên cứu và phát triển để sản xuất

sản phẩm phục vụ khách hàng tốt hơn, luôn luôn phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp sản xuất sản phẩm chất lượng.

Nguồn nhân lực: Với nền kinh tế toàn cầu “thành công của một công ty phụ

thuộc vào trí tuệ và nguồn lực có tính hệ thống nhiều hơn các tài sản vật chất của nó. Hơn nữa, khả năng để quản trị trí tuệ con người và chuyển nó thành những sản

hành cơ bản của thời đại”. Nguồn nhân lực rất cần thiết cho ngành. Đây là ngành mà yêu cầu về đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, chất xám cao và số lượng lớn.

Trong những nhân tố trên thì việc cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm là nhân tố quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép. Thông qua việc sử dụng sức mạnh của công nghệ để nghiên cứu và phát triển đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng khách hàng một cách vượt trội và đạt hiệu quả về chi phí. Nhân tố này quyết định sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Sự đầu tư về công nghệ sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường hay nói cách khác cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm là nguồn lực chủ yếu của lợi thế cạnh tranh, qua đó giúp công ty tạo ra khác biệt so với đối thủ.

Triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thép trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng có sẵn nguồn năng lượng. Nó đã được công nhận rằng các doanh nghiệp không chỉ có nhu cầu lớn hơn về hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thể chế để phát triển mà thông qua hiệu quả công nghệ. Nghệ thuật cải tiến công nghệ hiệu quả có thể cho phép công ty để đạt được một vị trí chi phí cạnh tranh.

Với mục tiêu hướng tới chất lượng cũng như tiến độ công trình, các công nghệ hiện đại ứng dụng vào sản xuất thép cũng là một nhân tố rất quan trọng. Các công nghệ : Sấy và cán thép liên tục…. Được ứng dụng rộng rãi hiện nay, đã tiết kiệm năng lượng, chi phí nhân công và một tiêu chí hiện nay không chỉ ngành thép mà tất cả các ngành đều đưa thành tiêu chí dẫn đầu là thân thiện môi trường, chống lại biến đổi khí hậu.

Kết luận về sức hấp dẫn của ngành:

Qua sự phân tích về môi trường như vậy thì ta thấy được sự khó khăn, trở ngại nếu một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng phải đối mặt nếu muốn gia nhập ngành, còn trên quan điểm của các công ty trong ngành thì ngành thép có thể nói là một ngành hấp dẫn.

➢ Cơ hội

Sự tăng trưởng về nhu cầu hạ tầng đối với các thị trường mới nổi như giao thông, nhà ở đáp ứng sự tăng lên của dân số, các công trình quân sự để phù hợp với tăng trưởng kinh tế, cộng với các chính sách tái cấu trúc hạ tầng ở các nền kinh tế đã phát triển như Thông điệp liên bang năm 2011, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma “Đổi mới và hiện đại hóa nước Mỹ”được xem là một cơ hội lớn về mở rộng quy mô và gia tăng sản lượng trong tình hình kinh tế khó khăn và cạnh tranh dữ dội đối với các công ty trong ngành xây dựng toàn cầu.

➢ Đoe doạ

Xu hướng toàn cầu hóa nhanh và mạnh hơn bao giờ hết đã đem đến những đe dọa về các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn đến từ các công ty đa quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu về cơ sợ hạ tầng bị sụt giảm mạnh ở các nước Châu Âu và một số nền kinh tế lớn khác do tác động của chính sách thắt lưng buộc bụng chữa cháy cho tình hình khủng hoảng nợ công ở các nước phát triển.

Sự tăng giảm lượng của các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ đã làm cho giá bán thép giảm trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến US Steel.

Các đạo luật về quản lý hợp đồng của chính phủ đã làm cho công ty trong ngành xây dựng đứng trước rủi ro để lộ dữ liệu và thông tin liên quan đến bí mật thương mại.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty UNITED STATES STEEL (Trang 44 - 48)