Kinh tế thế giới đã chứng kiến tốc độ toàn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng. Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định song phương và đa phương đã xóa bỏ các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn, tăng khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực trên thế giới và gia tăng dòng chảy quốc tế về vốn, hàng hóa và dịch vụ => tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng thị trường rộng khắp và cơ hội về vốn để phục vụ cho nhu cầu
Khủng hoảng tài chính 2008: một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng này làm cho nền kinh tế hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008- 2010. Nhu cầu thép của lĩnh vực xây dựng và ô tô giảm mạnh => ngành thép trên thế giới 2008 bị suy giảm nặng nề, giá thép trên thị trường thế giới bắt đầu sụt giảm mạnh.
Sự biến động của giá than cốc, quặng sắt, phôi thép trên thị trường thế giới vừa tạo cơ hội cho ngành thép nhưng cũng gây không ít khó khăn. Như: Năm 2009 giá than cốc trên thị trường thế giới giảm mạnh chịu tác động chủ yếu do sự biến động về nhu cầu than cốc trên thị trường Trung Quốc. Nhập khẩu than cốc Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần, đạt 34,5 triệu tấn tạo cơ hội cho các nhà sản xuất thép nhưng đến vào năm 2010 thì giá nhiên liệu tăng lên gây khó khăn
Trong giai đoạn này Thế giới chịu ảnh hưởng rất nhiều của các thảm hoạ về thiên tai kinh hoàng như: Động đất Trung Quốc và bão Nargis ở Myanmar, nhiều cuộc động đất khác trên thế giới, sóng thần và động đất ở Nhật Bản…=> nhu cầu thép tăng mạnh nhằm khôi phục lại cơ sở hạ tầng.