Hệ quả tích cực

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 95 - 99)

Khác với các triều đại trƣớc, nhà Nguyễn đã khẳng định chủ quyền quốc gia ở mọi miền của lãnh thổ, có cơ sở quản lý dân cƣ chặt chẽ, đồng thời từng bƣớc mở mang giáo dục ở các vùng dân tộc, đây là thành công lớn nhất

của triều đại. Trong đó, vấn đề toàn vẹn lãnh thổ xem là xƣơng sống cho sự ổn định của quốc gia, quá trình tập trung quyền lực của chính quyền trung ƣơng. Vấn đề này đƣợc nhà Nguyễn thực hiện một cách hiệu quả, đặc biệt dƣới triều Minh Mạng. Minh Mạng đã tăng cƣờng xác lập chủ quyền Việt Nam ở các hải đảo, vùng biển và miền biên giới xa xôi. Trong đó, vấn đề lớn đối với việc tập trung quyền lực của chính quyền trung ƣơng cũng có ý nghĩa ảnh hƣởng tới việc thống nhất quốc gia trong lịch sử - chế độ phong kiến Việt Nam, đó là việc bỏ trống quyền lực tại các vùng dân tộc thiểu số, không chỉ là vấn đề có tính chất nội trị, mà quan trọng hơn, nó liên quan tới biên cƣơng của tổ quốc, đó còn là vấn đề đối ngoại. Trƣớc đời Minh Mạng, kể từ triều Lý, Trần, Lê, Tây Sơn cho đến đời Gia Long, triều đình trung ƣơng đều sử dụng biện pháp “cơ mi” (ràng buộc lỏng lẻo): gả công chúa cho các tù trƣởng thiểu số, hoặc phong quan tƣớc và để cho họ có quyền thế tập, tự cai trị. Mặc dù các triều đại phong kiến đều hiểu rất rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề biên cƣơng, vấn đề đối với dân tộc thiểu số, nhƣng do hạn chế của lịch sử (mà chủ yếu triều đình trung ƣơng Đại Việt bấy giờ chƣa đủ mạnh) nên không thể vƣơn tay nắm chắc các vùng đất quan yếu này. Đến triều Nguyễn tình hình đã khác, nhà Nguyễn không thể chấp nhận sự “chân không quyền lực” tại vùng đất dân tộc thiểu số mà theo ông, đó là những thành phần lãnh thổ không thể tách rời khỏi đất nƣớc Đại Nam thống nhất. Trong lĩnh vực này, một lần nữa, chúng ta lại thấy khả năng nắm bắt đƣợc tình hình của các ông vua nhà Nguyễn. Biện pháp mà nhà Nguyễn đƣa ra là: từng bƣớc, từng bƣớc từ chỗ hạn chế quyền lực của tù trƣởng thiểu số, tiến tới chỗ thủ tiêu quyền hành của họ. Từ năm Minh Mạng nguyên niên (1820) đến năm thứ 9 (1828), Minh Mạng tiếp tục các biện pháp truyền thống: vừa phủ dụ ban tƣớc, vừa dùng vũ lực đàn áp các cuộc nổi dậy của tù trƣởng. Đến năm Minh Mạng thứ 10 (1829), ông chính thức ban bố bỏ lệ thế tập tù trƣởng thiểu số.

Vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831), triều đình ban bố các quy định đặt chức thổ quan trị huyện, tri châu, xã quan tại vùng dân tộc thiểu số. Trong các dân tộc thiểu số vùng phía Bắc Việt Nam, thì dân tộc Mƣờng Hoà Bình và miền tây Thanh - Nghệ là đông ngƣời hơn cả, do vậy, quyền lực của các lang cun, lang đạo ở đây rất lớn mạnh. Chỉ nói riêng vùng Mƣờng Hoà Bình, từ lâu đời đã hình thành 4 mƣờng với quyền lực về chính trị, kinh tế rất mạnh là “Bi - Vang - Thàng - Động”. Minh Mạng đã kiên quyết xoá bỏ các đơn vị hành chính “Mƣờng” nói trên. Ông cho chia nhỏ ra các huyện, các xã nhƣ vùng đất khác. Bằng biện pháp rất cƣơng quyết, Minh Mạng đã “hạ cấp” các lang cun, lang đạo xuống chỉ còn nhƣ các tri huyện, xã trƣởng. Với các biện pháp trên, Minh Mạng không chỉ hạn chế nhằm tiến tới xoá bỏ quyền lực của thổ tù, tù trƣởng vùng dân tộc thiểu số, mà còn nhằm mục đích quan trọng hơn là xoá bỏ lãnh vực, địa bàn cƣ trú cổ truyền của họ, cũng chính là thủ tiêu nguồn gốc tạo nên quyền lực truyền thống đó. Qua quá trình nghiên cứu chính sách của nhà Nguyễn, chúng ta nhận thấy điểm tích cực nổi bật mà nhà Nguyễn đã thực hiện có hiệu quả trong chính sách của mình:

Thứ nhất: Ràng buộc, thu phục các tù trƣởng dân tộc thiểu số, phủ dụ

dân chúng. Đây là chính sách đƣợc thực hiện một cách nhất quán của tất cả các vƣơng triều mặc dù các biện pháp thực hiện có khác nhau. Chính sách này đƣợc áp dụng từ thời nhà Lý, đƣợc thực hiện trƣớc hết thông qua sự ràng buộc về hôn nhân, nhiều tù trƣởng trở thành phò mã, gắn bó và chịu sự thần phục của triều đình. Từ thời Trần trở đi, chính sách này bị bãi bỏ, thay vào đó là chính sách an dân, vỗ về thu phục. Chính sách này tiếp tục đƣợc nhà Nguyễn thực hiện có hiệu quả trong việc cai trị đất nƣớc. Chính sách “mềm dẻo phƣơng xa” hay “nhu viễn” của các vƣơng triều đã trở thành tƣ tƣởng nhất quán nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khai thác vị trí, tầm quan trọng của các dân tộc trong việc bảo vệ đất nƣớc... và đã đƣợc thực hiện một

cách có hiệu quả. Thông qua chính sách “nhu viễn” nhà Nguyễn đã từng bƣớc góp phần gắn mối quan hệ ràng buộc giữa triều đình trung ƣơng và các vùng biên viễn, tạo nên sự thống nhất, tập trung của Nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng. Đó còn là sự kết hợp giữa tạo nên sự thống nhất giữa chính sách “thổ quan” cùng với chính sách “lƣu quan” của nhà Nguyễn, quan trọng hơn là bằng những quy định pháp luật chính thống đã góp phần cảm hóa, thu phục các thủ lĩnh ngƣời dân tộc, tạo ra quan hệ vua – tôi gắn kết và thông qua biện pháp kế thừa những tinh hoa của cha ông, kết hợp với những thực tại của xã hội đƣơng thời mà cai trị dân chúng.

Thứ hai: Nhà nƣớc cũng sử dụng biện pháp cứng rắn khi cần thiết để

dẹp các vụ nổi dậy ở địa phƣơng, gạt bỏ xu hƣơng cát cứ, ly tâm của vùng biên viễn. Điều này đã thắt chặt quyền quản lý, chi phối trung ƣơng với địa phƣơng, góp phần khẳng định tính pháp quyền của nhà nƣớc thời Nguyễn.

Thứ ba: Nhà Nguyễn đã giải quyết tốt vấn đề dân tộc gắn liền với điều

kiện lịch sử. Đây là một trong những đặc điểm và thành công của ông cha ta khi giải quyết vấn đề dân tộc. Nếu nhƣ trong bƣớc đầu bắt tay xây dựng Nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền, chính sách “mềm dẻo phƣơng xa” đƣợc sử dụng một cách triệt để, khi mà chính quyền trung ƣơng chƣa đủ sức với tay cai trị một cách trực tiếp các vùng dân tộc thiểu số, thì càng về sau các nhà nƣớc thời Nguyễn đã từng bƣớc xác lập vị trí, quyền lực của mình ở khu vực này, tiến hành cải tổ bộ máy hành chính, pháp luật hoá chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Có thể thấy rõ điều này qua Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ của nhà Nguyễn.

Thứ tư: Nhà Nguyễn đã vận dụng chính sách đào tạo, sử dụng đội ngũ

viên chức quan lại đặc biệt là thuộc ngƣời dân tộc thiểu số. Ông cha ta một mặt tuyển chọn sử dụng quan lại tại chỗ (lựa chọn từ ngƣời thuộc dân tộc thiểu số), đồng thời đào tạo, lựa chọn quan lại ngƣời Việt. Trong đó, vấn đề đào tạo viên

chức quan lại một cách bài bản dƣới thời Nguyễn. Đây cũng là vƣơng triều đầu tiên thực hiện chính sách giáo dục đối với vùng dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 95 - 99)