Với Trung Quốc: Sau khi lấy đƣợc Bắc Hà, vua Gia Long đã cử một sứ
đoàn do Trịnh Hoài Đức dẫn đầu sang nhà Thanh xin cầu phong. Sứ đoàn này chƣa hồi hƣơng thì cuối năm đó vua Gia Long tiếp tục cử Binh bộ Thƣợng thƣ là Lê Quang Định sang xin vua Gia Khánh nhà Thanh đổi quốc hiệu. Vua Thanh cho Tổng đốc Quảng Tây sang làm lễ tấn phong cho Gia Long và đƣa ra sắc dụ đặt quốc hiệu là Việt Nam, ấn định thể lệ tiến cống hai năm 1 lần và cứ 4 năm lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều kính. Về sau, nhà
Thanh đã nhiều lần cử ngƣời giúp triều Nguyễn trong vụ đàn áp khởi nghĩa của Lê Duy Phụng ở Bắc Kỳ những năm 1861 -1865.
Với Xiêm La: Trong thời kỳ các chúa Nguyễn còn chiến tranh với Tây
Sơn, Xiêm La đã lợi dụng cơ hội để phân chia đất Cao Miên năm 1779 dƣới đời quốc vƣơng Trịnh Quốc Anh (Phya Tak). Năm 1794, Nặc Ông Ân lƣu vong qua Vọng Các rồi đƣợc vua Xiêm cho một đạo quân đƣa về nƣớc nhƣng hai tỉnh Battambang và Ăngkor phải nhƣợng cho nƣớc Xiêm. Nặc Ông Ân mất năm 1796, năm 1802 Nặc Ông Chân lên làm vua, tuy đã thần phục Xiêm La, Nặc Ông Chân vẫn cử xứ đoàn ra chầu vua Gia Long tại Thăng Long.
Ngƣời Xiêm không tán thành chính sách nƣớc đôi này nên ngầm giúp Nặc Ông Nguyên, em của Nặc Ông Chân nổi loạn. Nặc Ông Chân phải chạy sang cầu cứu triều Nguyễn. Xiêm liền tiến quân đánh thành La Bích (Lovek). Vua Gia Long cử Lê Văn Duyệt, Tổng tấn Gia Định thành dẫn mƣời ngàn quân hộ vệ đƣa Nặc Ông Chân trở về nƣớc khiến Xiêm và Nặc Ông Nguyên phải rút lui. Lê Văn Duyệt sau đó đặt chế độ bảo hộ trên đất Miên từ đấy và xây thành Nam Vang và La Len. Sau đó, vua cử Nguyễn Văn Thụy đem ngàn quân sang trấn giữ xứ này nhƣ một thuộc quốc, Dù có xung đột nhƣng việc giao thiệp giữa triều Gia Long và Xiêm La vân giữ đƣợc sự hòa hảo. Từ năm 1802, trở đi hai bên vẫn cớ sứ bộ qua lại trao đổi thân thiện và tặng phẩm. Tại Ai Lao, Việt và Xiêm cùng đặt ảnh hƣởng Quốc vƣơng Ai Lao xin thần phục cả Việt lẫn Xiêm. Dân vùng Cam Lộ, dân ở các vùng Cao nguyên hai tỉnh Thanh Nghệ, ngƣời Thƣợng (tức ngƣời Rhadé) ở các nƣớc Thủy Xá và Hỏa Xá cũng có cống phẩm đến để tỏ lòng tuân theo chính quyền của triều Nguyễn.
Cuối năm 1833, nƣớc Xiêm mang quân vào nội địa Nam Hà và Chân Lạp theo lời kêu gọi của Lê Văn Khôi: “Xiêm La từ khi mất quyền bảo hộ ở Chân Lạp vẫn hằn học với Việt Nam, lúc không sinh sự đƣợc với ta thì lại
quay ra quấy rối Ai Lao và Chân Lạp, hoặc khi có biến cố xảy ra trên đất nƣớc Việt Nam liền nắm ngay cơ hội để xâm lấn” [3, tr.35].
Với Ai Lao: Thời vua Minh Mạng, nhiều xứ Ai Lao xin thuộc quyền
bảo hộ của Việt Nam. Các vùng này là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, đều xin làm nội thuộc và trở thành các châu, phủ của Việt Nam.
Với Chân Lạp:Khi vua Gia Long lên ngôi, nƣớc Cao Miên tuy mất
Thủy Chân Lạp cho ngƣời Việt nhƣng vẫn phải chịu thần phục. Thời Minh Mạng, sai khi phá đƣợc quân Xiêm, tƣớng Trƣơng Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cƣơng lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Cuối năm Giáp Ngọ (1834), vua nƣớc Chân Lạp là Nặc Ông Chân mất, không có con nối dõi, quyền bính chuyển sang cho Trà Long và Lê Kiên là hai ngƣời Chân Lạp làm quan cho ngƣời Việt. Năm sau, Trƣơng Minh Giảng lập công chúa Angmey, con của Nặc Ông Chân, còn gọi là Ngọc Vân công chúa, làm quận chúa. Ông đổi nƣớc Chân Lạp thành Trấn Tây thành, chia làm 32 phủ, 2 huyện, và đặt các chức quan coi sóc mọi việc quân sự và dân sự. Do quan lại Đại Nam và Chân Lạp làm nhiều điều ức hiếp, nhũng nhiễu dân Chân Lạp, do nhà Nguyễn bắt Ngọc Vân công chúa về Gia Định, dày Trà Long và Lê Kiên ra miền Bắc Việt Nam, nhân dân Châm Lạp oán hận và nổi dạy chống quân Việt Nam ở khắp nơi. Ngƣời em của Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn với sự giúp đỡ của Xiêm La. Quân nhà Nguyễn đánh dẹp không nổi, đến khi vua Minh Mạng qua đời thì Trƣơng Minh Giảng phải bỏ Trấn Tây thành rút về An Giang.
Với phương Tây: Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho
mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau ngƣời Anh còn đƣa thƣ sang hai ba lần nữa, nhƣng vẫn bị từ chối.
Đối với nƣớc Pháp, vua Gia Long có thiện cảm hơn do khi ông còn gian truân có nhờ ông Bá Đa Lộc giúp đỡ. Khi chiến tranh kết thúc, các ông Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long cho mỗi ngƣời 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế. Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc tàu Cybèle để thăm dò bang giao. Thuyền trƣởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ƣớc do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhƣờng cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ƣớc ấy nƣớc Pháp trƣớc đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa
Tuy nhiên, sự bành trƣớng của Châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi nƣớc Anh chiếm đƣợc Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với ngƣời Tây phƣơng nhƣng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thƣơng gia Hoa Kỳ tới Gia Định và đƣợc hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam.
Vua Minh Mạng không có cảm tình với ngƣời Pháp nhƣ thái độ chung của ngƣời Á Đông lúc đó, coi ngƣời Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lƣợc. Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của Châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt và các giáo sĩ nƣớc ngoài đã so sánh ông với hoàng đế Nero của Đế quốc La Mã - một hoàng đế từng tàn sát hàng loạt giáo dân Công giáo.
Với những ngƣời Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam không đƣợc trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thƣơng ƣớc giữa hai chính phủ, ngƣời Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với ngƣời Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với ngƣời Pháp nhƣng không chấp nhận xây dựng đặt
quan hệ ngoại giao chính thức với nƣớc Pháp, quốc thƣ của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam không đƣợc nhà vua đếm xỉa đến.
Cũng theo đƣờng lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khƣớc từ mọi việc giao thiệp với các nƣớc ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thƣơng mại. Năm 1850 có tàu của nƣớc Mỹ vào cửa Hàn có quốc thƣ xin thông thƣơng nhƣng không đƣợc tiếp nhận.
Từ năm 1855, các nƣớc Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng Yên xin thông thƣơng cũng không đƣợc. Sau khi Gia Định bị ngƣời Pháp chiếm, việc ngoại giao giữa triều đình với các nƣớc phƣơng Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thƣợng Bạc Viện để giao dịch với ngƣời nƣớc ngoài nhƣng không có kết quả vì những ngƣời đƣợc ủy thác vào các việc này không đƣợc học gì về ngoại giao.