Chính sách dân tộc của nhà Lê sơ

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 33 - 37)

Duy trì và phát huy chính sách đoàn kết dân tộc của nhà nước Lý – Trần

Thế kỷ XV chế độ phong kiến tập quyền Lê Sơ đã phát triển đến mức cƣờng thịnh. Chính sách dân tộc không tách khỏi thế hùng mạnh của đất nƣớc, tất cả đã tạo thành một thể thống nhất dƣới sự quản lý của vua Lê Sơ. Trên cơ sở kế thừa chính sách dân tộc của các triều dại Lý - Trần.

Chính sách nhu viễn:

Về cơ bản giống thời Lý – Trần. Nhà Lê còn đặt ra các chức đoàn luyện, thủ ngựu, tri châu, đại tri châu để bổ dụng cho các tù trƣởng thiểu số. Một số tù trƣởng còn đƣợc phong tƣớc cao nhƣ: Tƣ không bình chƣơng sự, thƣợng tƣớng quân, đại tƣớng quân. Năm 1427 Lê Lợi đã “trao chức đoàn huyện, thủ ngựu cho tù trƣởng các dân tộc thiểu số nắm giữ để cai quản nhân dân và giữ gìn trật tự địa phƣơng. Đặc biệt những tù trƣởng có công trong cuộc kháng chiến: Tháng 6/1427 tù trƣởng ngƣời Thái ở Mộc Châu là xa Khả Tham đƣợc phong nhập nội tƣ không, vua Lê Thái Tổ còn ban quốc tính họ Lê cho các con của Xa Khả Tham, Lộc Khát, Lộc Bàn…đều đƣợc phong đại tƣớng quân, Đinh Công Mộc ngƣời Hƣng Hóa đƣợc phong đại tƣớng quân, Lƣu Nhân Chú nhận chức thƣợng tƣớng quân. Dòng họ Cầm ở phía Tây Nghệ An giữ chức tri phủ châu Ngọc Ma là một trong những tƣớng giúp vua Lê

Thái Tổ hạ thành Nghệ An (1425). Họ Hà ở Tây Thanh Hóa, họ Cầm ở Hƣng Hóa, họ Bế ở phủ Cao Bình (Cao Bằng) đều là phiên thần nhận quan chức nhà Lê. Các vua Lê sơ đã ban chức cho những công thần có công trong cuộc kháng chiến.[23, tr83]

Nhà nƣớc vẫn dành cho các tù trƣởng những quyền và hạn rộng ở địa phƣơng. Họ đƣợc toàn quyền cai quản dân địa phƣơng theo phong tục riêng. Trong Lê triều hình luật, có nhiều điều luật quy định rõ việc xét xử tiến hành theo phong tục địa phƣơng.

Chính sách bạo lực:

Bƣớc vào thời kỳ củng cố khôi phục đât nƣớc nhiều tù trƣởng tỏ ra chƣa thần phục nổi lên chống lại chính quyền, các vua Lê sơ đã dùng sức mạnh quân sự để trấn áp.

Năm 1431 Lê Thái Tổ lên dẹp Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái ở Cao Bằng. Cũng năm đó Lê Lợi hai lần lên chinh phạt Đèo Cát Hãn ở Mƣờng Lễ. Đèo Cát Hãn đã liên kết với bọn Kha Lại ngƣời Ai Lao quấy rối biên giới, cƣớp bóc nhân dân Thái Nguyên, Quy Hóa, Gia Hƣng. Nhà vua đã không quản đƣờng hiểm đem quân đánh Đèo Cát Hãn “tháng 11/1431 Đèo Cát Hãn và con là Đèo Mạnh Vƣơng xin hàng vua tha tội cho.

Năm 1434 Lê Thái Tông dẹp Hoàng Nguyên Ý ở châu Thu Vật (Tuyên Quang). Đến năm 1437 dẹp loạn Đạo Quy, Đạo Thang và giữ lấy vùng Gia Hƣng, Sơn La…

Thực hiện chính sách phiên thần

Thời Lê sơ, với sự tăng cƣờng cao độ của nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền, việc trấn giữ miền núi nói chung và vùng biên thùy nói riêng cũng đƣợc nhà Lý quản lý chặt chẽ hơn. Vì thế, nhiều thổ tù đã nhận đƣợc sắc phong của triều đình và bên cạnh đó số quan lại miền xuôi đƣợc cử lên trấn

giữ miền núi cũng ngày một đông đảo hơn. Nhiều ngƣời đã cha truyền con nối trấn trị tại địa phƣơng trở thành những phiên thần của triều đình.

Triều đình đã phái những công thần hay con cháu của họ chọn những phần tử trung kiên nhất, lên miền núi chiêu tập dân lập ấp đời đời cai trị các địa phƣơng đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ biên cƣơng Tổ quốc. Các phiên thần cũng hƣởng chức tƣớc theo quan chế của triều đình nhƣng có một số đặc quyền đặc lợi riêng, cha truyền con nối hƣởng tƣớc phẩm cao quý của triều đình: Công, hầu, bá, tử, nam…mà theo lệ các chức này chỉ dùng để ân thƣởng cho các vị đại thần hoặc những ngƣời lập đƣợc chiến công xuất sắc. Triều đình khi đem phong rộng rãi cho các phiên thần hay con cháu của họ theo nguyên tắc đời con phong kém một bậc so với đời cha nếu không lập đƣợc công danh xuất sắc.[23, tr86]

Thời Lê Thánh Tông còn quy chế hóa thể lệ cất nhắc những viên quan lại lên cai quản miền biên viễn. “Trƣớc đây có sắc lệnh cho viên quan nào giữ chức ở miền biên viễn đủ 9 năm thì đƣợc điều động giữ chức nơi kinh huyện. Đến nay nhà vua sắc lệnh: Phàm viên giữ việc ở nơi biên viễn lam chƣớng, ngƣời nào biết hết lòng vỗ về thƣơng yêu nhân dân,không nhũng nhiễu về việc thu tô thuế, 6 năm mãn hạn, chuẩn cho đƣợc về chỗ thủy thổ lành. Nếu ngƣời nào thác cớ đau ốm, tìm đƣờng trốn tránh thuế khóa phần nhiều thiếu thốn thì lại đổi đi nơi biên viễn, đợi đủ 6 năm sẽ lƣợng xét để cho thuyên chuyển”.[23, tr91]

Chủ trương bảo vệ biên giới trong bộ luật Hồng Đức

Ở thời Lý – Trần, các nhà nƣớc đều ban hành luật pháp tiếc rằng những văn bản ấy không còn đến ngày nay.

Thời Lê sơ trải qua các đời nhƣ Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông…hoạt động lập pháp đƣợc hết sức chú trọng, đến Lê Thánh Tông, Nhà vua sai các triều thần sƣu tầm các sách, các điều luật đã ban hành ở bộ “luận

thƣ” (1440 – 1442) bổ sung vào hệ thống hóa xây dựng thành một bộ luật hoàn chỉnh thống nhất. Bộ luật này đƣợc ban hành vào năm 1483 niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1479) nên có tên gọi là luật Hồng Đức.

Bộ luật gồm 722 điều chia thành 6 quyển 13 chƣơng là bộ luật tổng hợp bao gồm cả hình luật, luật tố tụng, luật dân sự, luật hôn nhân.

Trong bộ luật Hồng Đức, các chủ trƣơng chính sách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nhiều vấn đề có liên quan đến cƣ dân biên giới đƣợc pháp chế hóa. Trong bộ luật việc cảnh toàn lãnh thổ biên giới đƣợc quy định trách nhiệm của các quan viên trấn và mọi ngƣời, ai vi phạm sẽ bị xử phạt nặng.[23, tr93]

Vì “Của báu của một nƣớc không gì quý bằng đất đai, nhân dân, của cải từ đó sinh ra” nên việc bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới là mối quan tâm hàng đầu của nhà nƣớc Lê Sơ.

Ngay khi vừa mới lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã nhắc nhở các tƣớng lĩnh: “Một thƣớc núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ…Nếu các ngƣơi dám lấy một thƣớc, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì phải tội tru di”. Hình luật Lê sơ quy định rõ tội vi phạm chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới.[23, tr93]

“Những ngƣời bán ruộng đất bờ cõi cho ngƣời nƣớc ngoài thì bị tội chém. Nếu bán voi, ngựa và nô tì cho ngƣời nƣớc ngoài cũng bị xử tƣơng tự” (Điều 74 chƣơng Cấm Vệ) còn những ngƣời đẵn tre chặt gỗ phá hoại sự hiểm trở nơi quan ải thì bị xử tội đồ, quản trông coi thì bị xử tội biếm (Điều 88 chƣơng Cấm Vệ). Ngoài ra còn đƣợc quy định trong các điều 243 chƣơng Quân chính, điều 537 chƣơng Trá ngụy, điều 278 chƣơng Quân chính, điều 163, điều 164,điều 316 chƣơng Hộ Hôn, điều 103 chƣơng Vi chế, điều 703 chƣơng Đoạn Ngục…

Luật pháp thời Lê có tác dụng hƣớng nhân dân các dân tộc thiểu số theo xu thế hòa đồng vào cộng đồng thống nhất thể hiện sự tiến bộ của chính sách dân tộc của nhà nƣớc Lê sơ, có tác dụng tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc, ngăn ngừa cát cứ, củng cố quyền lục của nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 33 - 37)