Chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 78 - 80)

Đối với những dân tộc thiểu số đƣợc triều Nguyễn gọi là “Thuộc Man” thuộc chín châu cơ mi phải đóng thuế cho triều đình là: “châu Mƣờng Vang, châu Na Bôn, châu Thƣợng Kế, châu Tầm Bôn, châu Mƣờng Bổng, châu Ba Lan, châu Tá Bang, châu Xƣơng Thịnh, châu Làng Thình. Các châu cơ mi lúc đầu còn mang nhiều tính tự trị, quan hệ với triều đình mang tính chất quy phục, về sau chế độ cơ mi này mới bị xoá bỏ, thay vào đó là chế độ châu, huyện và quan chức hoá các Man trƣởng nhƣ trao chức “Thổ tri châu” cho các Man trƣởng nối đời ở đất Phủ Cố, ruộng đất có 12 xứ, dân số 2.000 ngƣời.

Năm 1831, Minh Mệnh định lệ thuế nộp bằng bạc, mỗi ngƣời nộp 2 đồng cân, cứ 3 năm định lại một lần” [14, tr. l04].

Năm 1838, Phùng Đắc Ninh - án sát Nghệ An tâu: “Đồn Quy Hợp là cổ họng của Trấn Man, Trấn Tĩnh, địa thế rộng mênh mông, xin đặt tri châu để cai trị, phàm việc bắt lính thu thuế, tuần phòng, phải chuyên trách cả” [20, tr.382]. Vua dụ: Quy Hợp địa thế tuy rộng, nhƣng thuộc về đồn ấy chỉ có bảy động sách, số dân không đầy 100 ngƣời... động, sách đều đổi làm xã, đổi định lại thuế lệ. Trƣớc đây, sách Trú Cẩm 12 ngƣời, tiền thuế 28 quan, sáp ong, mật ong mỗi thứ sáu cân, hoặc ở sách Chúc A 6 ngƣời, tiền thuế mỗi năm nộp mƣời hai quan, sáp ong, mật ong mỗi thứ sáu cân. Động Động Dịch 10 ngƣời, hàng năm nộp bốn cân sáp, một tấm vải hoa mán, nộp thay bằng tiền hai quan năm tiền. Sách Minh Mông 38 ngƣời, sung làm lính Thổ ở đồn, không phải thuế lệ đổi đinh làm tráng hạng, mỗi ngƣời hàng năm nộp tiền thuế thân và tiền đại dịch (thay cho phu dịch) hai quan năm tiền, sáp ong, mật ong mỗi thứ một cân... Bảy động ấy đặt làm tổng Quy hợp cho lệ vào huyện Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh) [20, tr.382-383]. Nguồn An Đại, mỗi năm nộp thuế bằng bạc 2 tiền/l ngƣời. Nguồn Kim Linh, nộp 36 quan tiền thuế mật ong 26 cân, sáp vàng linh 111 cân 5 lạng; Nguồn Ky Sa, cả năm tiền thuế 37 quan, mật ong 22 cân 8 lạng, sáp vàng linh 101 cân 5 lạng... Ba nguồn trên đều thuộc miền núi tỉnh Quảng Bình [22, tr.200].

Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Công Tuân đã áp dụng chính sách:

+ Tổ chức dạy ngƣời Thƣợng cày bừa và làm ruộng sâu để định canh định cƣ.

+ Tổ chức nhiều khi dinh điền và đồn điền, đƣa dân ở các vùng đồng bằng đông đúc đến lập ấp khẩn hoang ở những khu dinh điền và đồn điền đó.

+ Ngoài mục đích phát triển kinh tế còn để làm gƣơng mẫu chop ngƣời Thƣợng.

+ Ngoài việc làm tiếp những công việc quân sự, chính trị từ trƣớc, họ đã mở rộng quan hệ buôn bán và bắt đầu chú ý đến đặc điểm tâm lý, văn hóa của ngƣời Thƣợng, chủ trƣơng các cấp quan binh phải: hiểu rõ phong tục tập quán và ngôn ngữ địa phƣơng, cô bằng và triệt để giữ lời hứa.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)