Chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở miền Bắc

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 55)

Sau khi lên ngôi, Gia Long chú ý đến chính sách đối với các dân tộc thiểu số phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hƣng Hoá, Nghệ An, Hoà Bình, Yên Quảng) bao gồm các dân tộc Tày, Nùng, Mƣờng, Thái, Mèo... Đây là vùng núi non hiểm trở tiếp giáp với Trung Quốc. Khi ra chiếm đƣợc Bắc Hà năm 1802, “Gia Long biết rằng đƣợc đất dễ dàng hơn đƣợc lòng dân. Mà theo Gia Long lòng dân chủ yếu là lòng thân sĩ, thân sĩ Bắc Hà nhiều hay ít hoài vọng của vua Lê trƣớc đó”. Bắc Hà nơi đất cũ của triều Lê, phần lớn các dòng họ thổ tù lang cun, lang đạo... Ở các trấn biên giới phía bắc đều chịu nhiều ân sủng của vua Lê. Gia Long tuyên bố khẩu hiệu “Phù Lê” và phong cho con cháu nhà Lê là “Lê Duy Hoán cấp cho 10.000 mẫu ruộng, 1016 dân để phụng tự các chi nhánh của vua Lê đều đƣợc miễn đao binh”. Ngoài ra, Gia Long còn miễn thuế cho các công thần khai quốc thời Lê [6, tr.123]. Khẩu hiệu này nhằm mục đích chính của Gia Long là: nhằm ngăn chặn sự chống đối của các phiên thần triều Lê. Sau này ta thấy điều lo xa của Gia Long là hoàn toàn có cơ sở. Phần lớn các cuộc nổi dậy dƣới chiêu bài "Phù Lê diệt Nguyễn" đều lấy vùng núi non hiểm trở phía Bắc và Bắc Trung bộ làm địa bàn hoạt động chống lại vƣơng triều Nguyễn. Những ông vua kế tiếp Minh Mệnh, Thiệu Trị đều hƣớng sự chú ý nhiều hơn đối với các dân tộc thiểu số phía Bắc. Với Minh Mệnh, điều này còn do một nguyên nhân sâu xa là: "ổn định tình hình chính trị ở phía Bắc, tránh gây tai hấn vùng biên giới Việt - Trung để dồn sức giải quyết vấn đề trấn Tây Thành"[28, tr.37].

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)