TÌNH HÌNH NHÀ NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 1 Xây dựng bộ máy chính quyền

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 44 - 49)

2.1.1. Xây dựng bộ máy chính quyền

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra vƣơng triều Nguyễn – triều đại phong kiến quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Là vƣơng triều đầu tiên quản lý đất nƣớc thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, Gia Long, Minh Mạng nói riêng, các vua nhà Nguyễn nói chung đều có ý thức xây dựng cho mình một vƣơng triều vững mạnh.

Trải qua gần hai thế kỷ đất nƣớc bị chia cắt cùng với những năm tháng chống chọi với nhà Tây Sơn, triều Nguyễn ra đời trong khung cảnh có những phức tạp về mặt chính trị. Tuy đất nƣớc thống nhất về mặt lãnh thổ, song mỗi miền có một chế độ chính trị khác nhau đã gây trở ngại cho nhà Nguyễn trên bƣớc đƣờng xây dựng chế độ mới.

Ở phía Bắc - Đàng Ngoài, trong hơn hai thế kỷ (1533-1788) cầm quyền, các vua nhà Lê tuy chỉ là hƣ vị, thực quyền năm trong tay chúa Trịnh, song họ Trịnh chƣa bao giờ dám từ bỏ ngọn cờ “phù Lê”, ngay cả nhà Tây Sơn sau này cũng giƣơng cao ngọn cờ “phù Lê” khi tiến quân ra Bắc, cho nên khi nhà Nguyễn nắm chính quyền, tƣ tƣởng “hoài Lê” vẫn còn in dấu đậm trong tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân Bắc Hà, đặc biệt là hàng ngũ quan lại cựu triều và những tri thức nho sĩ cũ. Gia Long lên ngôi, không phải ông không nhận thức đƣợc vấn đề này – tƣ tƣởng “hoài Lê” là một cản trở rất lớn đối với ông tỏng việc xây dựng chế độ mới.

Ở phía Nam – Đàng Trong, tuy xuất phát điểm là vùng đất đƣợc hình thành do công lao khai phá của các chúa Nguyễn qua nhiều thế hệ, nhƣng vẫn còn nghèo nàn, lại là nơi chịu nhiều ảnh hƣởng của nhà Tây Sơn.

Vùng đất Nam Bộ, đƣợc khai phá muộn hơn, có nhiều tiềm năng, nhƣng cƣ dân ở đây phức hợp gồm nhiều sắc tộc.

Tình hình chính trị ở mỗi miền khác nhau nhƣ vậy khiến cho nhà Nguyễn gặp không ít khó khăn trong buổi đầu dựng nghiệp. Chính Gia Long đã nhận thấy điều đó trong dịp ông đƣa quân ra Bắc Hà tiêu diệt tàn quân Tây Sơn. Trong lời chiếu, Gia Long viết: “từ khi ta lấy lại kinh thành, quân giặc (Tây Sơn) chạy ra miền Bắc. Bờ cõi hai trăm năm núi rừng ngăn cách, phong tục thay đổi, 13 đạo Thừa tuyên nhƣ nƣớc ngập, nhƣ lửa đốt bỏng”

Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền Trung ƣơng giống nhƣ các triều đại trƣớc đó. Đứng đầu nhà nƣớc là vua, nắm mọi quyền trong tay. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thƣ và ghi chép có Thị Thƣ viện (đến Minh Mạng thì đổi thành Văn thƣ phòng và năm 1829 thì đổi là Nội các). Đặc biệt, để đề cao uy quyền và ngăn chặn nạn quyền thần lấn át Hoàng đế, vua Gia Long đã đặt ra lệ “tứ bất”: trong triều không lập tể tƣớng; thi đình không lấy Trạng nguyên; trong cung không lập Hoàng hậu; không phong tƣớc vƣơng cho ngƣời ngoài họ vua. Bên dƣới, triều đình đã lập ra 6 bộ: Bộ Lại: coi việc khảo xét công trạng; Bộ Hộ: coi việc đinh điền thuế má; Bộ Lễ: coi việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành, thi cử; Bộ Hình: coi việc pháp luật; Bộ Công: coi việc làm cung điện, dinh thự.

Bên cạnh 6 bộ còn có Đô sát viện (tức Ngử sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, Năm tự phủ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc kho tàng, Quốc tử giám coi trách việc giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang… cùng một số Ty và Cục khác. Theo tổ chức của nhà Nguyễn,

khi có việc quan trọng, thì vua giao cho đình thần các quan cùng bàn xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều đƣợc đem ý kiến của mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền lớn nhƣng lại không đƣợc làm điều gì trái phép thƣờng. Khi vua có điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngử Sử có quyền can ngăn vua và thƣờng là vua phải nghe lời can ngăn của những ngƣời này.

Khi mới lên ngôi, vua Gia Long vẫn giữ nguyên cách phân chia hành chính cũ: ở Đàng Ngoài các cấp hành chính là trấn – phủ - huyện – xã; ở Đàng Trong là Trấn – dinh – huyện – xã. Ít lâu sau tổng trở thành cấp trung gian giữa huyện và xã. Năm 1802, trong khi quyết định Phú Xuân là quốc đô, ông vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tƣơng đƣơng khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên cũ là Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu.

Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nƣớc, năm 1831 – 1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt nam. Đứng đầu là Tổng đốc (mỗi ngƣời phụ trách 2 – 3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh) và Tuần phủ (dƣới Tổng đốc và phụ trách 1 tỉnh). Giúp việc có Bố chánh xứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp; phụ trách về quân sự có chức lãnh binh. Tất cả các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền Trung ƣơng trực tiếp bổ nhiệm, thƣờng là võ quan cao cấp, về sau nhà Nguyễn mới bổ sung thêm các quan văn.

Dƣới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Ngƣời dân tự lựa chọn lấy ngƣời của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại địa phƣơng. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ mục của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.

Nhƣng nhìn chung là cơ cấu hành chính của các tổng, xã đƣợc tổ chức khá chặt chẽ để triều đình có thể dể dàng quản lý và phản ứng mau lẹ khi có sự biến xảy ra.

Nhƣ vậy, những thành quả của vƣơng triều Nguyễn trong việc xây dựng nhà nƣớc quân chủ phong kiến tập quyền thống nhất trên toàn lãnh thổ cũng đƣợc ghi nhận từ việc quản lí đất nƣớc. Đặc biệt là những thành tựu trong cải cách hành chính dƣới triều Minh Mạng vẫn còn giá trị.

2.1.2. Kinh tế

Về vấn đề ruộng đất: Quy tắc điền thổ ở Việt Nam trên nguyên tắc điền

thổ (ruộng đất) trong nƣớc đều là của nhà vua, kể từ thời Đinh, Tiền Lê. Ngƣời nông dân nhận ruộng cày cấy và nộp thuế cho triều đình. Tuy vậy, trên thực tế những ruộng đất do nông dân cày cấy lâu ngày đƣợc coi là của riêng, có thể mua bán.

Ngay khi mới lên ngôi, vua Gia Long ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền, công thổ này để đảm bảo đất cày cho mọi ngƣời nông dân. Trải qua nội chiến, nhân dân lâm vào trình trạng khốn cùng. Hết chiến họa lại gặp mất mùa liên tiếp. Triều đình thƣờng phải giảm thuế, miễn thuế và chẩn cấp. Trong đình thần có ý kiến tịch thu ruộng đất bị chiếm trong thời loạn để phân cấp cho dân nghèo, nhƣng vua Gia Long cho rằng phép này khó thực hiện nên ông chỉ tịch thu những ruộng đất của quan lại triều Tây Sơn và ruộng trang trải riêng của Tây Sơn làm quan điền. Thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tƣợng (thợ làm quan xƣởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều đƣợc hƣởng một phần, nhƣng quan lại, cƣờng hào cũng dành đƣợc những phần tốt hơn. Ngƣời già, ngƣời tàn tật thì đƣợc nửa phần, cô nhi, quả phụ đƣợc 1/3.

Về việc khai hoang và phục hóa: Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc

khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan tâm, họ đã tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Diện tích ruộng đất thực hƣ tăng lên nhiều: năm 1847 đã là 4.273.013 mẫu. Hai vị quan tổ chức khai khẩn nổi tiếng nhất là Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Tri Phƣơng. Trong đó, Nguyễn Công Trứ nổi lên vì là tác giả của ba chính sách khẩn hoang lớn: đồn điền, doanh điền và khai khẩn ruộng hoang.

Việc trị thủy: Việt Nam thời Nguyễn vẫn là một quốc gia dựa trên căn bản là nông nghiệp. Vấn đề trị thủy càng hệ trọng hơn nữa do các con sông lớn không có thủy chế điều hòa. Từ các triều đại trƣớc đều đã thực hiện, đến nhà Nguyễn cũng vậy, trị thủy và thủy lợi là công việc quan tâm hàng đầu trong suốt vƣơng triều. Vua Gia Long vừa lên ngôi đã quan tâm đến đê điều và cho ngƣời tu bổ đê cũ, đắp thêm đê mới. Mặc dù, triều đình dành nhiều quan tâm tới việc trị thủy nhƣng vấn đề này không đƣợc giải quyết nhƣ mong đợi. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣ thiếu sự phân phối đồng bộ và quy hoạch chung giữa các địa phƣơng, do tác động của môi trƣờng sinh thái… các đê đắp lên cứ vỡ liên miên.

Về việc cứu đói cho dân: mỗi khi mất mùa vì lụt lội hay hạn hán, giá

gạo lên cao gây khó khăn về lƣơng thực. Nạn thiếu ăn thƣờng hoành hành tại các tỉnh nghèo nhất mà lại hay gặp thiên tai nhƣ Nghệ An. Ngƣời dân bị đói tràn khắp vùng thôn quê, tụ họp nhau đi cƣớp và những ngƣời chống triều đình lợi dụng sự bất mãn của những đoàn dân đói này để nổi loạn nhƣ ở Thanh Hóa và Nghệ An vào năm 1819. Mỗi khi mất mùa, triều đình áp dụng những biện pháp khẩn cấp, triều đình lập các kho trữ lúa cho việc cứu tế đƣợc gọi là Bình Chuẩn Thƣơng, ngƣời nghèo túng có thể mua giá gạo rẻ hơn bình thƣờng và không giới hạn.

Thủ công nghiệp: thủ công nghiệp Nhà nƣớc thời Nguyễn chiếm một vị

trí quan trọng, chế tạo những đồ dùng cho hoàng gia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúc tiền… Chính vì vậy, nhà Nguyễn cũng tập trung xây dựng hệ thống các xƣởng thủ công nhà nƣớc, nhất là ở kinh đô và các vùng lân cận. Năm 1830, Gia Long thành lập xƣởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long. Nhà Nguyễn cũng thành lập các Ti trong coi ngành thủ công.

Thương nghiệp: việc thống nhất đất nƣớc vào thế kỷ XIX là một điều

kiện thuận lợi cho thƣơng nghiệp phục hồi và tái phát triển sau một thời gian dài suy thoái. Ngoài ra Gia Long và các vua nhà Nguyễn cho sửa sang lại đƣờng sá, nạo vét các con sông, đắp các đê điều, để việc làm ăn của ngƣời dân đƣợc thuận lợi. Tuy nhiên, thƣơng mại của Việt Nam rất kém cỏi, họ buôn lẻ hàng hóa của ngƣời Hoa để bán lại kiếm lời. Sự tổ chức thƣơng mại của ngƣời Việt sơ sài trong phạm vi gia đình. Dù vậy, guồng máy chính phủ cản trở ở nhiều sự trao đổi hàng hóa nhiêu khê của các thủ tục hành chính ở các cửa ải và sở thuế.

Ngoại thương: hầu hết các vua nhà Nguyễn thời kỳ đầu đƣa ra chính

sách ngoại giao với phƣơng Tây khá cận trọng nhƣng thƣơng mại với họ vẫn đƣợc khuyến khích. Sau năm 1818, các thƣơng gia phƣơng Tây không phải trả thuế nhập cảng quá cao, chỉ vài loại hàng hóa mới chịu thuế xuất cảng còn phần lớn đƣợc miễn. Hoạt động thƣơng mại của nƣớc ta thời nhà Nguyễn với các nƣớc láng giềng không thể phát triển tự do khi các quan chức đánh thuế nặng lên thƣơng mại, còn thủ tục thì rất phiền phức. Ngoài ra triều đình còn cấm đoán một số mặt hàng, muốn bán phải có giấy phép riêng.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)