Chính sách đối với người Khơme

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 80 - 87)

Miền Nam là đất dựng nghiệp lớn của triều Nguyễn. Trong vòng hơn 30 năm (1778 -1802), Nguyễn Ánh đã dựa vào sức ngƣời, sức của của mảnh đất này để giành lại ngôi báu từ tay Tây Sơn. Chính vì vậy, đất Nam bộ đƣợc các vua Nguyễn gọi là đất đƣợc “giáo hoá” lâu đời. Dƣới triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, đất Nam bộ lại càng giữ vị trí quan trọng đối với vƣơng triều Nguyễn. Từ đây, triều Nguyễn có thể mở rộng ảnh hƣởng của mình về phía Tây, ngăn chặn sự bành trƣớng của vƣơng quốc Xiêm về phía Đông. Nhƣ vậy, đối với nhà Nguyễn, đất Nam bộ không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn là địa bàn chiến lƣợc quan trọng. Từ những lý do trên, chính sách đối với dân tộc thiểu số ở phía Nam chủ yếu là ngƣời Khơ me và ngƣời Hoa. Theo nhà Nguyễn thì đây là mảnh đất đã thấm nhuần ơn đức của vua cho nên chính sách dân tộc nổi bật là “phủ dụ” hoặc “chiêu dụ, vỗ về” là chủ đạo. Song, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà nhà nƣớc áp dụng biện pháp quân sự “kết hợp giữa đức và uy”. Năm 1810, Gia Long xuống chiếu cho tất các tỉnh từ Quảng Bình vào Nam, kê khai ruộng đất “chiếu theo ruộng chiêm, ruộng mùa và ruộng chiêm mùa hai vụ ở trong xã, mà kê khai mẫu, sào thƣớc tấc, ở xứ sở nào và bốn bên Đông, Tây, Nam, Bắc, cƣớc chú rõ ràng, làm sổ để nộp… Theo quy định, mỗi xã làm sổ điền phải làm ba bản Giáp, Ất, Bính, làm xong gửi nộp lên; bản Giáp để lƣu chiểu ở bộ, bản Ất đƣa về tuân chiểu ở các thành trấn và bản Bính cấp phát cho xã dân đƣợc giữ” [22, tr. 79- 80].

Đây là cơ sở để nhà nƣớc tiến hành thu thuế, huy động lao dịch, binh lính một cách hiệu quả. Lệ thuế áp dụng đối với dân tộc thiểu số ở các tỉnh: Hà Tiên 120 cân sắt, có thể nộp thay bằng tiền 18 quan; Tây Ninh (Gia Định), cả năm phải nộp thuế bằng dầu rái 10 cân, nhựa trám 8 cân; cƣ dân ở các sách thuộc hai nguồn Đồng Hƣởng, Đồng Nai cả năm nộp thuế bằng sáp vàng 3 lạng; tỉnh Biên Hoà nộp thuế mây mật là 165.000 sợi, cho nộp thay bằng sáp vàng 226 cân 10 lạng. Ở Vĩnh Long, các thôn thuộc hai huyện Trà Vinh và Tuân Nghĩa, mỗi ngƣời dân một năm nộp thuế thân tiền dây xâu tiền và thuế thóc nhƣ ngƣời Kinh [22, tr.190] .Tuy nhiên, khi dân mất mùa, khai khẩn ruộng hoang, nhà nƣớc giảm thuế cho ngƣời Chăm và ngƣời Khơ me. Theo sách Đại Nam thực lục cho biết, vào năm 1830 khi quan thành trấn Gia Định tâu rằng: “Châu Đốc là vùng cƣơng giới mới mẻ ruộng đất chƣa khai khẩn hết xin trì hoãn việc thu thuế”, Minh Mạng dụ bộ Hộ rằng: “Châu Đốc là đất trọng yếu ở biên thuỳ... chiêu dân khẩn ruộng lập thêm ấp, nếu không đủ sức nộp trả thì lại gia ơn miễn cho không đòi. Thật là muốn đất không bỏ hoang, dân có nghề nghiệp để lấy ngƣời giữ bờ cõi, đó cũng là một điều quan trọng về việc biên phòng. Thuế đinh điền thì không thèm tính đến” [18, tr.88- 89].

Sau đó, Minh Mạng khoan tha cho thuế thân và tạp dịch ba năm. Cũng trong năm đó, quan thành trấn Gia Định lại tâu: “Dân Man ở Sĩ Khê thuộc châu Quan Hoá, do con Chƣởng cơ Sơn Cố là Phủ Vi... nối đời cai quản, lệ thuộc vào sổ dân Man Phiên An, về lệ thuế, chƣa quy định, nay dân ấy sinh tụ vẫn chƣa đông đúc, ruộng đất cũng chƣa đƣợc mở mang, vậy xin lại rộng hoãn cho việc đóng thuế” [18, tr.256]. Vua dụ rằng: “Dân Man ấy, trƣớc kia xiêu tán, trở về đất cũ, đã cấp cho vay tiền công để làm ăn sinh sống, tới khi hết hạn, không nộp trả đƣợc đã cho khoan miễn ngay, chính là muốn cho họ ở yên làm ăn, để làm dân biên giới lâu dài; đến nay đã hơn tám năm, còn nói sinh tụ vẫn chƣa đông đúc, ruộng đất cũng chƣa mở mang, không thể định

thành ngạch thuế đó chẳng phải là do quan địa phƣơng thừa hành không nên công trạng gì... Nay gia ơn cho rộng, hoãn thêm một năm nữa, nhƣng phải nghiêm sức sở tại, để ý phủ dụ khiến dân Man ngày càng thấm nhuần phong tục của ngƣời Kinh, vui đóng thuế khoá” [18, tr.256].

Hai huyện Long Xuyên, Kiên Giang thuộc trấn Hà Tiên mùa màng bị gió bắc làm tổn hại. Quan trấn Gia Định đem việc này tâu lên. Minh Mạng dụ “hai huyện ấy xa ở biên giới, ruộng ở vào rừng rú rậm rạp nay bị thiên tai, thu hoạch chắc cũng không đƣợc mấy, nên tha cả thuế ruộng” [17, tr.729]. Các hạt Quảng Bình, Quảng Trị, Quy Đức, Quảng Nam, Bình Thuận, Biên Hoà... bị mất mùa (1830), Minh Mạng giảm thuế cho vì “dân ở nơi biên giới xa xôi còn lại bỏ rơi chƣa đƣợc nhờ ơn đức của triều đình, Trẫm chƣa an tâm. Vậy, những khoản tiền bạc tính theo số ngƣời trong gia đình cũng giảm cho một nửa, khiến cho những ngƣời dân ở trong hang cùng ngõ hẻm cũng đƣợc thấm nhuần ơn huệ. Nhƣ thế mới thoả lòng Trẫm”.

Ngoài việc nƣơng nhẹ thuế khoá, nhà nƣớc “còn chọn học trò trong hạt, ngƣời có chút học hành, trƣớc miễn cho binh đao đặt làm tổng giáo, mỗi tổng một ngƣời để dạy dỗ con em thổ dân, biết tiếng Kinh, chữ Kinh”. “Năm 1831, cử Trần Văn Tƣ là đốc học Phiên An, Đào Văn Trinh đốc học Biên Hoà kịp thời dạy bảo, dần dần thay đổi, để phục vụ cho việc giáo hoá. Nhà Nguyễn đã lập ty Hành nhân, mở “quán tứ dịch” ở các tỉnh biên giới, mỗi tỉnh có một đội thông ngôn gồm những ngƣời thạo tiếng Man để giúp việc cai quản quân dân và xử lý biên sự” [18,tr.156]. Mặt khác, triều đình từng bƣớc thâm nhập vào nội bộ các dân tộc bằng con đƣờng phủ dụ. Cải cách lại cơ cấu hành chính dân Man ở ba đồn Bình Lợi, Đinh Quan, Phúc Vĩnh thuộc Biên Hoà tình nguyện chia lập thành tổng. Man dân có tất cả là 4 tổng 48 xã thôn, 519 ngƣời. Minh Mạng dụ: “Dân Man hạt ấy vào bản đồ sổ sách đã lâu… Nay, Phạm Duy Trinh bèn biết chia lập nên huyện lỵ, tổng, làng ngày càng tiêm

nhiễm phong tục ngƣời Kinh. Các phủ huyện nhƣ châu Bình An, Long Khánh thuộc hạt ấy. Tây Ninh thuộc Gia Định; Hà Châu, Kiên Giang, Long Xuyên thuộc Hà Tiên; Hƣớng Hoá thuộc Quảng Trị phần nhiều dân Man mới thấm nhuần thanh giáo lần lƣợt dựng đặt tổng làng giống nhƣ ngƣời Kinh. Nay dân ở biên giới thuộc hạt biên vào sổ hộ khẩu cả” [20, tr.378]. Nhà nƣớc miễn thuế thân cho các tỉnh trên một năm và thƣởng cho ngƣời đi phủ dụ là Phan Duy Trinh thăng lên một cấp. Minh Mệnh dặn bộ Lễ: “Nƣớc đƣợc bền vững là quan hệ ở lòng ngƣời, phong tục đƣợc tốt đẹp, phải cốt ở giáo hoá” [19, tr.236] . Tuy nhiên, đối với một số ngƣời đứng đầu các dân tộc thiểu số nhƣ Khơ me, Chăm... Ở miền Nam, mặc dù có những hành động chống lại triều đình, tỏ ý không thuần phục, nhƣng triều đình vẫn kiên trì vỗ về. Năm 1840, viên bố chính tỉnh Biên Hoà là Phan Duy Trinh tâu về triều đình rằng “Nơi thƣợng nguyên thuộc hạt ấy các huyện mới đặt, địa giới dài rộng, ngƣời Man ở rừng xa còn nhiều. Đã từng phái ngƣời đi chiêu dụ... gần 18 sách, tình nguyện quy phục nộp thuế, còn có nơi muốn quy phục, nhƣng chƣa quyết định; cũng có chỗ cậy đất ở hiểm và xa, không chịu quy phục. Vậy xin khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11, nƣớc lũ đã hết, thân đem biền binh 200 - 300 ngƣời, đến thẳng nơi đầu nguồn ấy, tuyên bảo uy đức triều đình, để cho đều quy phục. Nếu dám chống cự, hoặc trốn tránh cho lùng bắt giết đi” [78, tr.769]. Minh Mạng đã bác bỏ đề nghị này, và xử lý mềm mỏng hơn... “Những huyện thuộc thổ dân mới đặt... dần dần đã quen mặc áo quần, yên ở làm ăn, đã có cơ hƣớng theo giáo hoá, thì những dân Man ở rừng xa hẻo lánh, chƣa quy phục, chính nên nhân thể ấy mà vỗ về bất tất phải ra uy vũ. Hiện nay bốn phƣơng đều đã yên ổn, giáo hoá là việc cần trƣớc. Ngƣời Man đã quy phục, lấy đức làm cho họ mến, thì bọn Man chƣa quy phục, cùng bảo nhau trông đó mà bắt chƣớc, sẽ không phải phiền đến binh lính mà họ tự quy

phục... Nên phái ngƣời chiêu dụ dần dần để họ vui theo, không phải nhọc quân đi lùng bắt” [20, tr.769-770] mà vẫn thu phục đƣợc tất cả.

Giáo dục

Tại những địa bàn dân tộc ít ngƣời thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi con em dân nghèo có thể đến đƣợc trƣờng thì ở đó, nội dung giáo dục lại không phải là nên học vấn Nho giáo của ngƣời Kinh, nhƣ trƣờng hợp của ngƣời Khơ me. Với ngƣời Khơ me, Phật giáo Tiểu thừa đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nhà chùa không chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là trụ sở giáo dục của cƣ dân. Sử cũ ghi lại vài nét đặc tính của văn hóa địa phƣơng: “Tục sùng Phật, tin đồng cốt, phần nhiều trọng nữ thần… ở phủ Lạc Hóa, ngƣời ta còn theo phong tục Chân Lạp, viết chữ theo thầy chùa học tập” [24, tr.30]. Tại trấn Bình Thuận, do học trò ít, thì đốc học đƣợc điều chuyển đến trấn Vĩnh Thạnh, và chỉ đƣợc đặt chức giáo thụ ở phủ Bình Thuận để khảo hạch và giảng dạy. Trấn Hà Tiên, ở ba huyện Hà Châu, Long Xuyên, Kiên Giang, mỗi một huyện một huấn đạo. Trấn Vĩnh Long lại bổ nhiễm một huấn đạo choa huyện Vĩnh Trà.

Ở những vùng xa xôi phía Nam nhƣ Hà Châu, Long Xuyên, Kiên Giang thuộc tỉnh Hà Tiên, do số học trò còn ít nên tạm bãi chức huấn đạo và “việc giáo tập” lại giao cho các viên huyện ấy kiêm nhiệm. Đặc biệt, ở vùng Trấn Tây thành, ngƣời Khơ me là dân tộc thiểu số chủ yếu, triều đình chủ trƣơng mềm dẻo “phủ dụ”, “lấy giáo hóa làm đầu”. Vì thế, sự nghiệp giáo dục ngày càng đƣợc đấy mạnh cùng với công cuộc ổn định trật tự, đời sống kinh tế của cƣ dân. Từ năm 1830 trở đi, tại vùng Trấn Tây rộng lớn, đội ngũ học quan đã có mặt ở nhiều nơi. Họ không quản vất vả, khó khăn lặn lội về các vùng xa xôi, hẻo lánh ở Nam Vang, Sơn Phú, Hải Đông, Hải Tây, Kha Lâm, Quảng Biên, Chân Thành, Ba Nam “dạy cho con em thổ dân biết nói, viết tiếng Kinh”, đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839), ở Trấn Tây có 5 phủ, 23

huyện xin đặt giáo thụ, huấn đạo. Sau một thời gian hoạt động, đến năm 1842, Thiệu Trị thứ hai, nhà Nguyễn đã rút hết giáo quan khỏi Trấn Tây.

Từ triều Minh Mạng đến Thiệu Trị và Tự Đức, việc bổ nhiễm giáo quan các cấp cho các địa hạt thiểu số đều tuân thủ theo nguyên tắc dựa vào sĩ số của học sinh nhập trƣờng và trình độ phát triển học vấn của địa phƣơng. Năm 1847, vua Thiệu Trị đã nêu: “Việc giáo học là chính trị lớn của triều đình, các tỉnh Nam trực, Bắc trực đều đặt một đốc học dạy bảo học sinh để tác thành nhân tài. Trong đó các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận về tả kỳ, tỉnh Hà Tiên ở Nam Kỳ; các tỉnh Quảng Yên, Thái Nguyên, Hƣng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn ở biên giới Bắc Kỳ, trƣớc vì số học trò ít, nên học chính tại các hạt ấy, hoặc tạm đình bớt đi, hoặc còn bỏ khuyết, đó là tùy thời mà xếp đặt công việc phải nhƣ thế, nay văn hóa ngày một thịnh, sĩ số thêm nhiều nên chất lƣợng đặt chuyên ty cho rộng đƣờng tác thành. Chuẩn cho hai bộ Lại, Lễ, hội đồng tra rõ số học trò các hạt ấy, nơi nào hiện nay thêm nhiều lên hơn trƣớc, nên đặ đốc học để giúp vào việc giảng tập, nơi nào chƣa nhiều học trò, hãy tạm để nhƣ trƣớc, cốt cho xác đáng, không sai, không bàn cho ổn thỏa” [24, tr.34].

Tuân theo chủ trƣơng trên, cho đến những năm đầu của thập kỷ thứ V, dƣới triều Tự Đức, các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hà Tiên, Quang Yên, Hƣng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn vì số học trò chƣa thêm nhiều lên nên vẫn chƣa đƣợc phép đặt đốc học. Với chức giáo thụ, huấn đạo chuyên trách cho phủ, huyện hoặc cụm huyện thì nhà Nguyễn vẫn bố trí, sắp xếp, điều chuyển tùy theo nhu cấu thực tế của từng địa phƣơng.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, Hà Tiên, ngƣời Khơ me thƣờng cho con em tới chùa chiền để nhờ các sƣ tăng dạy dỗ. Giới sƣ tăng là linh hồn của ngƣời Khơ me. Không chỉ giới hạn trong phạm vi tôn giáo, nhà sƣ còn có vai trò quan trọng trong cộng đồng

từ sản xuất đến các nghi lễ công cộng và học hành. Do đó, trong thời gian vào chùa, con em của ngƣời Khơ me không chỉ học Phật pháp mà còn đƣợc học ngôn ngữ, văn tự và văn hóa dân tộc họ. Trƣớc tập tục lâu đời đã ăn sâu bén rễ trong đời sống tộc ngƣời Khơ me, triều Minh Mạng đã mạnh dạn đề xuất chủ trƣơng đƣa giáo dục Nho học vào thay thế. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), nhà vua đã ban Chỉ dụ tới các tỉnh Vĩnh Long, An Hà: “khuyến dụ con em các thổ dân trong hạt thƣờng đến học tập chữ Hán ra các trƣờng sở, giáo huấn các phủ, huyện, không đƣợc theo tập tục hủ lậu, chỉ học tại các nhà của ngƣời Miên” [24, tr.35]. Học sinh tới lớp đƣợc miễn các khoản đóng góp vì nhà nƣớc đã chu cấp đủ lƣơng tháng cho các thầy dạy.

Xây dựng nền giáo dục Nho học cho các vùng dân tộc thiếu số là sự nghiệp vô cùng khó khăn, gian khổ, lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, duy trì thƣờng xuyên nề nếp hoạt động. Nhƣng, để rút ngắn, làm tăng số lƣợng, và mở rộng vùng dân tộc thiểu số biết nói tiếng Kinh, thấm nhuần “văn phong ngƣời Kinh”, triều đình đã có giải pháp tích cực: đa dạng hóa giáo dục. Ở các địa phƣơng phía Nam, điển hình là ở một vài tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và trấn Tây Thành, triều Minh Mạng cố gắng bố trí cho ngƣời Kinh ở xen kẽ với ngƣời Chăm, để thông qua sinh hoạt giao tiếp hàng ngày, ngƣời Kinh và ngƣời Chăm sẽ hiểu tiếng nhau và tình ý thông nhau. Đây là sáng kiến của quan kinh lƣợc xứ Nam Kỳ Trƣơng Minh Giảng và Trƣơng Đăng Quế.

Ở Bình Thuận, sau khi đã xếp đặt và ổn định bộ máy hành chính, vua Minh Mạng yêu cầu án sát sứ Nguyễn Quốc Cẩm thử áp dụng biệp pháp “cho một, hai trăm ngƣời Thổ đến tỉnh làm việc”, “theo sự chỉ dẫn của quan Kinh”, để cho họ tập quen tiếng Kinh, dẫn nhiễm phong hóa ngƣời Kinh. Đây không phải là biện pháp giáo dục lâu dài, cơ bản nhƣ mở trƣờng lớp chính quy cho các đối tƣợng trẻ đang độ tuổi nhập học, nhƣng mang tính đại chúng hơn, đi

dần một cách tự nhiên vào đại đa số ngƣời lao động thuộc các lứa tuổi không có điều kiện hàng ngày cấp sách đi học.

Đào tạo bộ máy quan lại

Năm 1836, Minh Mạng ra lệnh tìm ngƣời Kinh biết chữ Hán lại “am tƣờng chữ Chiêm, chữ Ni” để mở lớp dạy tiếng các dân tộc. Tại các tỉnh Bình Thuận, Tuyên Quang chọn con em kẻ sĩ và nhân dân “cho học chữ, tiếng của ngƣời Chiêm, ngƣời Ni, Thanh, Thổ”. Ở tỉnh Vĩnh Long, An Hà, quan địa phƣơng cũng đƣợc lệnh xét chọn “những ngƣời Kinh minh mẫn, biết chữ Hán” để tập trung học chữ Miên. Hàng tháng thầy giáo đƣợc cấp lƣơng 1 quan 5 tiền, 1 phƣơng gạo. Cả thầy và trò đều đƣợc miễn tạp dịch, sƣ binh.

Đối với học trò ngƣời dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cũng ân dụng, đãi ngộ những ngƣời thành thạo chữ Hán. Năm 1838, Minh Mạng ra chỉ dụ cho các tỉnh Vĩnh Long, An Hà, xét trong trƣờng sở của giáo huấn các phủ, huyện: hễ ai học tập, biết đƣợc văn nghĩa chữ Hán, quan lại địa phƣơng

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 80 - 87)