Nhà Nguyễn với tƣ cách là ngƣời quản lý tối cao toàn bộ lãnh thổ, song song với việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc, thiết lập chế độ cai trị, xây dựng và sắp xếp lại hệ thống chính quyền thống nhất trong cả nƣớc, đã ban hành một loạt chính sách về kinh tế - tài chính, trong đó có những chính sách dành riêng cho vùng dân tộc và miền núi.
Năm 1840, Minh Mạng quy định lại một số thuế khoá cho các vùng dân tộc thiểu số nhƣ sau:
1 Tiền thập vật 1 tiền 30 đồng /1mẫu 1 tiền 3 đồng /1 mẫu
2 Nhất đẳng 120 bát /1 mẫu 40 bát /1 mẫu
3 Nhị đẳng 84 bát /1 mẫu 30 bát /1 mẫu
4 Tam đẳng 50 bát /1 mẫu 20 bát /1 mẫu
Thuế đất công: Mỗi mẫu thuế 6 tiền, tiền gạo 1 tiền.
Thuế đất tƣ: Đất làm nhà, ao vƣờn mỗi mẫu 1 tiền, thuế 2 tiền. Đinh tráng nộp mỗi ngƣời 1 quan 2 tiền thuế thân, tiền đầu quan 1 tiền, dân binh già cả nộp một nửa. Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), “theo nghị chuẩn cho 6 tỉnh ở ven biên giới Bắc kỳ, ngạch thuế nhân đinh, đinh làm đinh tráng mỗi ngƣời cả năm tiền thuế thân 1 quan 2 tiền, tiền sƣu 1 tiền; dân đinh già ốm chịu một nửa, các tiền tạp dịch, gạo cƣớc và tiền cửa đình đều cho bãi bỏ” [22, tr.65].
Để có cơ sở thu thuế và quản lý chặt chẽ hơn số ruộng đất, số đinh, năm 1840, Minh Mạng cho lập sổ đinh, sổ điền trong vùng dân tộc thiểu số. Số đinh cũng theo nhƣ các tỉnh miền xuôi chia theo lứa tuổi gồm 4 hạng:
Hạng vị cấp từ 9 tuổi đến 17 tuổi Hạng tráng từ 18 đến 65 tuổi Hạng lão từ 56 đến 60 tuổi Hạng lão nhiêu 61 trở lên.
Sau đó, Minh Mạng yêu cầu 6 tỉnh: “Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hƣng Hoá ở Bắc kỳ, sổ sách ruộng đất, chiểu theo lệ các tỉnh lớn làm lại”...các phủ, huyện, tổng, lý “đều chiểu theo số ruộng đất trong xã thôn là bao nhiêu, biên rõ mẫu sào, đẳng hạng; tiếp giáp và ngƣời cấy rẽ, cấy thuê, lần lƣợt khai chép minh bạch làm thành ba bản Giáp, Ất, Bính, trích lấy hai bản Giáp, Ất phát lên bộ xét duyệt, rồi đem bản ất đƣa về tỉnh tuân chiểu” [22,tr.83]. Để đánh thuế cho sát với thực tế, Minh Mạng
cũng nhƣ các triều vua sau này còn định ra lệ sổ đinh, sổ điền cứ một năm một lần tiểu từ năm năm một lần đại tu.
Trong lĩnh vực kinh tế, ngoài chính sách đinh điền, Minh Mạng quy định lệ đóng thuế hàng năm đối với các mỏ sắt ở phía Bắc:
Cao Bằng:
Mỏ Đông Nam nộp 88 cân sắt chín Mỏ Khai Hoà nộp 400 cân sắt chín Lạng Sơn: Mỏ Đa Lịch nộp 160 cân sắt chín Mỏ Mãnh Xá nộp 120 cân sắt chín Tuyên Quang: Mỏ Bình Di nộp 480 cân sắt chín Mỏ Phú Linh nộp 320 cân sắt chín Thái Nguyên:
Mỏ Linh Nham nộp 960 cân sắt chín Mỏ Phú Nang nộp 2000 cân sắt chín Mỏ Na Khuôn nộp 1600 cân sắt chín
Mỏ Vân Đồn nộp 480 cân sắt chín [18, tr.223].
Các mỏ Na Hang, Quan Hoá, Cù Vân mỗi mỏ phải nộp 240 cân sắt chín. Các mỏ vàng thuộc trấn Bắc Thành: “Mỏ Phong Thƣờng ở Bắc Ninh. Tuyên Quang có năm mỏ: Tiên Kiều, Niên Sơn, thuộc Mậu Duệ, Bạch Ngọc, Ngọc Liên, Linh Hồ. Hƣng Hoá có ba mỏ: Yến Ong, Gia Nguyên, Bản Lô. Thái Nguyên tất cả có bốn mỏ: Kim Hỷ, Thuần Mang, Sảng Mộc, Bảo Nang. Bốn mỏ ở Lạng Sơn: Xuân Dƣơng, Đồng Bộc, Suất Lễ và Hữu Lân. Cao Bằng có mỏ Vĩnh Giang. Mỗi năm nộp thuế vàng từ một lạng đến sáu lạng, nhƣng không đƣợc bao nhiêu. Nên quy định lại: các chủ mỏ hàng năm ngoài lệ vàng nộp thuế, mỗi mỏ phải bán cho nhà nƣớc 50 lạng vàng nữa, nhà nƣớc
sẽ trả tiền (12 lạng bạc tƣơng đƣơng với 60 quan tiền /1 lạng vàng). Các chủ mỏ đều không bằng lòng. Vua hạ lệnh phong toả không cho khai nữa” [18, tr.2141]. Theo Minh Mạng: “vàng, một nguồn báu dƣới đất, rất có quan hệ đến thuế khoá của nhà nƣớc, phải nhân mối lợi mà làm ra lợi ... Vậy, hạ lệnh cho quan địa phƣơng... phái ngƣời đến đốc suất mà khai; châm chƣớc thành ngạch thuế để quốc dụng tăng thêm và tài nguyên đƣợc dồi dào” [18, tr.214]. Trên thực tế, Minh Mạng đã nắm đƣợc số lƣợng mỏ và định lệ thuế trên quy mô toàn quốc. Với nhiều khu mỏ ở miền núi đƣợc xây dựng, mặc dầu xuất phát từ lợi ích của nhà nƣớc và một số chủ mỏ, nhƣng chắc hẳn về mặt khách quan ít nhiều cũng tác động đến bộ mặt kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc, nhờ đó mạng lƣới buôn bán giữa xuôi ngƣợc đƣợc mở rộng, thị trƣờng miền núi khởi sắc, giao thông mở mang thêm, sự tiếp xúc giữa các dân tộc miền xuôi miền ngƣợc ngày một sâu rộng, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình tộc ngƣời ở nƣớc ta trong các giai đoạn lịch sử sau đó. Lệ thuế đối với các tộc ngƣời Dao, ngƣời Nùng, ngƣời Man thuộc tỉnh Hƣng Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, mỗi năm nộp thuế: 2 lạng bạc.