BÀI HỌC TỪ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 100 - 108)

VỚI THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Theo tiến trình lịch sử dân tộc, mỗi triều đại tồn tại và phát triển đều vận dụng chính sách “lấy dân làm gốc”, đoàn kết nhất trí các dân tộc anh em trong đất nƣớc chống lại các thế lực thù địch. Đó là bài học thực tiễn của dân tộc, thấm nhuần xƣơng máu của cha ông. Trong đó, vấn đề quan trọng bậc nhất là bảo đảm tình đoàn kết anh em trong cộng đồng quốc gia Việt Nam. Vì

vậy, các chính sách và biện pháp mà các triều đại phong kiến Việt Nam thực thi đối với các dân tộc thiểu số nhằm mục đích giải quyết 3 vấn đề lớn:

Thứ nhất: Quan hệ giữa các dân tộc.

Thứ hai: Quan hệ giữa các quốc gia và dân tộc.

Thứ ba: Quan hệ giữa quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc.

Mặc dù vậy, do bản chất giai cấp của các vƣơng triều phong kiến nên không thể giải quyết tốt đƣợc các vấn đề trên. Chính sách này chỉ đƣợc giải quyết có hiệu quả tốt đẹp, khi các dân tộc có sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng, có đƣợc đƣờng lối dân tộc đúng đắn, khoa học.

Chính lịch sử triều đại phong kiến, nhất là nhà Nguyễn đã để bài học to lớn cho hiện tại xác định chính sách phát triển đối với vùng dân tộc thiểu số. Xác định vấn đề đó, Đảng ta coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. Sau khi thành lập, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã sớm đề ra chính sách đối với các dân tộc thiểu số, trên cơ sở gạn lọc và phát huy chính sách dân tộc của các bậc tiền bối, những gì tinh tuý nhất, hợp lý nhất với hiện tại. Đó là chính sách: đoàn kết tất cả các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng tƣơng trợ để tranh thủ độc lập tự do, hạnh phúc chung. Đây là sự vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Qua các giai đoạn cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính sách đó đƣợc Đảng bổ sung và phát triển cho phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong cùng thời kỳ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) của Đảng nêu rõ chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xoá bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc ít ngƣời và dân tộc đông ngƣời, đƣa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc đều có

cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ cùng làm chủ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Năm 1982, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V ghi: “Đảng phải lãnh đạo thực hiện tốt nghị quyết của đại hội lần thứ IV về chính sách dân tộc, đồng thời tiếp tục nghiên cứu giải quyết kịp thời những vấn đề mới về công tác dân tộc của Đảng. Phải tăng cƣờng hơn nữa khối đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng tƣơng trợ cùng làm chủ tập thể”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: “Đoàn kết bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc cùng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nƣớc ta. Có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào khai thác đƣợc thế mạnh của địa phƣơng để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Tôn trọng tiếng nói và có chính sách dân tộc đúng đắn về chữ viết đối với các dân tộc. Đặc biệt là chính sách khắc phục tình trạng suy giảm dân số đối với một số dân tộc ít ngƣời” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII). Nhà nƣớc ta khẳng định: “Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất Việt Nam. Nhà nƣớc thực hiện chính sách bình đẳng đoàn kết tƣơng trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy phong tục tập quán truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nƣớc thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào thiểu sổ” (Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Nhƣ vậy, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nƣớc ta toàn diện, triệt để và thận trọng trong vấn đề quan hệ giữa các dân tộc, quan hệ quốc gia và dân

tộc, đặc biệt là quan hệ giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc. Đảng khẳng định: “Bản chất giai cấp công nhân của Đảng chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập Đảng đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trƣờng và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trƣớc hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động ở cả dân tộc. Cũng từ đó nhân dân lao động và cả dân tộc thừa nhận Đảng ta là ngƣời lãnh đạo, ngƣời đại biểu chân chính cho quyền lợi cơ bản và thiết thân của mình” (Văn kiện đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ VII). Đó chính là chìa khoá để nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố khối đoàn kết tộc ngƣời trên đất nƣớc Việt Nam. Một quốc gia dân tộc đƣợc ổn định phụ thuộc vào bề dày lịch sử các tộc ngƣời trong công cuộc bảo vệ xây dựng đất nƣớc. Cơ sở để nhà nƣớc ổn định và đứng vững khi nhà nƣớc có một chính sách đúng đắn với các tộc ngƣời nhất là các tộc ngƣời thiểu số, chính sách đó cần đƣợc thể hiện bằng những biện pháp cụ thể đối với từng vùng, từng dân tộc.

Trong đó, Đảng ta xác định quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay, cụ thể:

Trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc, xuất phát từ mục đích, yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; xuất phát từ vị trí chiến lƣợc của miền núi, biên giới, hải đảo; xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, thực trạng về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra quan điểm, chính sách dân tộc đúng đắn, sáng tạo.

Đại hội X xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của nƣớc ta. Các dân tộc trong

đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Viêt nam xã hội chủ nghĩa” (văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X).

Tƣ tƣởng chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt trong quan điểm về vấn đề dân tộc nƣớc ta hiện nay là: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ cùng phát triển các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Để thực hiện tƣ tƣởng chỉ đạo đó, cần nắm vững các quan điểm cơ bản sau:

+ Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là chiến lƣợc cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.

+ Các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng Tổ quốc Việt Nẫm hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh với âm mƣu chia rẽ dân tộc.

+ Phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn các vùng dân tộc thiểu số miền núi, gắn tăng trƣởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc, quan điểm phát triển xã hội, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số, giƣ gìn và phát huy nhƣng giá trị văn hóa bản sắc truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất.

+ Ƣu tiên đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc miền núi, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững các môi trƣờng sinh thái, phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cƣờng của đồng báo các dân tộc thiểu số, đồng thời tăng cƣờng sự quan tâm hộ trợ của trung ƣơng và sự tƣơng trợ giúp đỡ các địa phƣơng đối với sự phát triển của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi, biên giới, hải đảo.

+ Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

KẾT LUẬN

Việt Nam là nơi có đủ điều kiện cho con ngƣời sinh sống và phát triển, là nơi “đất lành chim đậu”, “nơi trăm thứ tốt, nghìn năm vạn tuổi chẳng lo sầu” (dân ca dân tộc Dao), nên xƣa nay đã có nhiều dân tộc cƣ trú và do đó đã xuất hiện nhiều sắc hƣơng văn hoá. Các dân tộc đã cùng nhau ra sức khai phá ruộng nƣơng, xây dựng nơi ở, làm cho các vùng cƣ trú trở thành quê hƣơng của mình. Đồng bào Mông có câu ca rằng: “Con cá ở dƣới nƣớc, con chim bay ở trên trời, chúng ta sống ở vùng cao. Và con chim có tổ, ngƣời Mèo ta cũng có quê hƣơng. Quê hƣơng là Mèo Vạc”, đã thể hiện lòng gắn bó với đất đai mà các dân tộc đang cƣ trú, gắn bó với tổ quốc Việt Nam. Trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nƣớc và giữ nƣớc, các dân tộc vừa đấu tranh để hoà hợp với thiên nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của bản thân, lại vừa đấu tranh để hoà hợp trong cộng đồng và đấu tranh không khoan nhƣợng với giặc ngoại xâm, đã tạo nên cho đất nƣớc ta một diện mạo là "Nƣớc ta từ Bắc đến Nam, từ Tây sang Đông (kể cả vùng biển cả của nƣớc ta) đứng về mặt địa lý và tài nguyên thiên nhiên, đứng về mặt lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam để dựng nƣớc và giữ nƣớc, là biểu tƣợng của những mối quan hệ “thiên thời, địa lợi nhân hoà” (Phạm Văn Đồng, Báo nhân dân, ngày 02/9/1978).

Do điều kiện địa lý và lịch sử, các vùng dân tộc thiểu số còn ở trình độ phát triển thấp về kinh tế, xã hội hơn miền xuôi. Các tù trƣởng có thế lực lớn trong cƣ dân. Các vƣơng triều phong kiến thƣờng thông qua các tù trƣởng để cai quản các vùng dân tộc ít ngƣời, thực chất là tự trị, đƣợc xử lý công việc địa phƣơng theo luật tục của họ. Nhà nƣớc tranh thủ các tù trƣởng bằng chính sách "nhu viễn". Chính sách này đƣợc các vƣơng triều phong kiến sử dụng nhƣ là một "quốc sách" hàng đầu, phổ biến và lâu dài. Nhƣ vậy, quan hệ giữa

triều đình và các tù trƣởng thiểu số đƣợc gắn kết với nhau bằng quan hệ "cha con", lãnh thổ và cƣ dân miền núi trên thực tế đã giao cho các phò mã quản lý. Trong nội dung chính sách "nhu viễn", thì việc phong chức tƣớc cho các tù trƣởng thiểu số thƣờng đƣợc các vƣơng triều phong kiến áp dụng hơn cả. Tuỳ mức độ tập quyền của từng vƣơng triều, mà quyền hạn nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng dành cho các tù trƣởng thiểu số rộng hay hẹp, nhiều hay ít khác nhau. Nhìn chung, chính sách này đã có những hiệu quả tích cực trong việc gắn bó xuôi ngƣợc, gắn bó quốc gia. Cũng có trƣờng hợp, một số thổ tù nổi dậy chống lại triều đình. Những cuộc nổi dậy này có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp, có khi do mƣu đồ cát cứ của tù trƣởng, có khi do phản ứng chống lại sự áp bức bóc lột của triều đình, có khi do sự lôi kéo của các thế lực bên ngoài. Triều đình trung ƣơng đã trấn áp bằng vũ lực, dập tắt. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, việc bảo vệ quốc gia thống nhất là yêu cầu lịch sử cần thiết.

Những bài học rút ra từ lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta, là kim chỉ nam góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)