Chính sách dân tộc của nhà nƣớc thời Lý – Trần

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 27 - 33)

Chính sách nhu viễn (mềm dẻo đối với phương xa)

Do những điều kiện địa lý, lịch sử và các dân tộc thiểu số nói chung còn ở trình độ phát triển thấp hơn miền xuôi, các tù trƣởng có thế lực lớn trong nhân dân. Các vƣơng triều phong kiến vẫn để các vùng dân tộc thiểu số cho các tù trƣởng cai quản – thực chất là tự trị và chủ yếu ràng buộc bằng những chính sách, biện pháp mềm mỏng để lôi kéo qua họ thắt chặt mối đoàn kết quốc gia dân tộc, mở rộng ảnh hƣởng của triều đình đến nhân dân các tộc miền núi.[23, tr 49]

Nhà Lý dành sự quan tâm đặc biệt và có những đối sách thích hợp đối với Man dân các vùng phía Bắc. Để duy trì ảnh hƣởng của mình đến các khe động tây Tả Giang (Quảng Tây – Trung Quốc) và cả dải biên giới từ Bảo Lạc đến Châu Vĩnh An giáp Khâm Châu (Quảng Đông – Trung Quốc), vua Lý chủ trƣơng kết thân với các tù trƣởng, động trƣởng, các dòng họ lớn từng thống trị ở địa phƣơng bằng cách ban tƣớc cho thủ lĩnh của họ. vua Lý ban chức châu mục cho Giáp Thừa Quý ở Lạng Châu, phiên thần tin cậy nhất trấn giữ nơi quan yếu “Lạng Châu vừa gần kinh kỳ vừa ở trên dƣờng bộ từ Tống sang ta”. Họ Giáp nối đời làm châu mục vùng Lạng Châu (miền đất Bắc Giang và Nam Lạng Sơn). Vi Thủ An thủ lĩnh châu Tô Mậu – Lạng Sơn. Hoàng Kim Mãn thủ lĩnh Môn Châu (Đông Khê). Nùng Tồn Phúc thủ lĩnh

châu Thảng Do (Cao Bằng). Nùng Tồn Lộc cai quản châu Vạn Nhai (Thái Nguyên). Dƣơng Đạo thủ lĩnh châu Vũ Lặc (Cao Bằng). Năm 1043, Nùng Chí Cao đƣợc phong thái bảo (theo Phan Huy Chú: Đó là một trong các chức vụ cao nhất trong quan chế triều Lý).[23, tr 50]

Lƣu Kỷ làm quan sát xứ Quảng Nguyên đồng thời cũng là vị tƣớng trấn giữ vùng này. Phía tây bắc Quảng Nguyên có thủ lĩnh ngƣời Tày là Hoàng Lục. Dƣơng Tự Minh ở phủ Phú Lƣơng (Thái Nguyên giữ chức cai quản sửa sắp đƣờng bộ dọc biên giới. Còn “bốn mƣơi chín động” ở châu Vị Long (Chiêm Hóa Tuyên Quang) do Thái phó Hà Hƣng Tông quản giữ.[23, tr 51]

Nhà Lý, công việc quân và dân sự ở các châu chủ yếu đều giao cho các châu mục. Sách “Việt sử thông giám cƣơng mục” cho biết “Thời bấy giờ không đặt tiết trấn, các việc dân sự và quân sự, các việc biên giới đều do châu mục cai quản. Các châu miền thƣợng du lại giao cho các tù trƣởng địa phƣơng quản lĩnh”. “Vì biết các tù trƣởng thiểu số có thế lực lớn và thực sự nắm đƣợc quyền quản lý cƣ dân thuộc tộc mình. Do đó chính sách cơ bản của triều Lý là củng cố quốc gia thống nhất bằng cách ra sức tranh thủ các tù trƣởng để qua họ thắt chặt khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hƣởng của triều đình lên miền núi. Các vua Lý thƣờng gả công chúa và phong chức tƣớc cho các tù trƣởng miền núi”.[23, tr 52]

Nhà Lý đã đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của dòng họ, vƣợt qua ranh giới của sự kỳ thị dân tộc: “Vua Lý không chia rẽ “Hoa di” và đã lợi dụng hôn nhân để liên kết với các dân tộc biên thùy”. Các sách “Việt sử lƣợc và Đại Việt sử ký toàn thƣ” đã ghi lại việc vua gả công chúa cho các châu mục ở miền núi biên giới Lạng Châu phía nam ải Chi Lăng “Chủ động tên là Giáp Thừa Quý lấy con gái của vua Lý Công Uẩn rồi đổi ra họ Thân. Con Thừa Quý là Thiệu Thái lấy con gái Đức Chính (Lý Thái Tông), con

Thiệu Thái là Cảnh Long lại lấy con gái Nhật Tôn (tức Lý Thánh Tông)” (Sách “Mộng khê bút đàm).[23, tr 53]

Với những quan hệ hôn nhân, vƣơng triều Lý đã gắn kết các tù trƣởng thiểu số trong quan hệ “cha con” – trở thành những phò mã hay quan chức thân cận của triều đình.

Ngoài việc gả công chúa cho các châu mục ở miền núi, nhà Lý đặt “Trấn Vọng Quốc và bảy trạm Quy Đức, Tuyên Hóa, Thanh Bình, Vĩnh Thông, Cảm Hóa, An Dân đều dựng bia để làm chỗ ngủ đậu cho ngƣời Man di”. Trạm nghỉ chân cho các tù trƣởng miền núi hàng năm về kinh.

Các tù trƣởng miền núi một khi đã trở thành phò mã hay quan chức của triều đình, tất nhiên phải phục tùng trung ƣơng về chính trị và hàng năm phải nộp một số cống phẩm về kinh tế.[23, tr54]

Năm 1013 Lý Thái Tổ định lệ thuế trong nƣớc, thu thuế các loại: “1) Tiền chằm hồ ruộng đất; 2) Tiền và thóc về bãi dâu; 3) Sản vật ở núi nguồn, các phiêu trấn; 4) Mắm muối vận chuyển qua các biên ải; 5) Sừng tê ngà voi và các hƣơng liệu của ngƣời Man; 6) Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn”. Nhà Lý khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng chính sách thuế công và khai thác tài nguyên. Trong lệ thuế năm 1013 cƣ dân miền núi phải cống nạp những sản vật địa phƣơng cho nhà nƣớc theo định kỳ. Năm 1039 động Vũ Kiến châu Quảng Nguyên dâng khối vàng sống nặng 112 lạng. Các bộ lạc Ngƣu Hống ở Mƣờng Lễ thƣợng lƣu sông Đà và Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hƣơng, sừng tê giác, ngà voi và các thứ thổ ngơi (1067); Phò mã Dƣơng Cảnh Thông dâng hƣơng trắng (1117), cũng năm ấy thủ lĩnh châu Tƣ Nông Hà Vĩnh Lộc dâng ngựa hồng có cựa. Năm 1124 thủ lĩnh châu Quảng Nguyên Dƣơng Tự Hƣng dâng hƣơu trắng. Dƣơng Tuệ thủ lĩnh Châu Nông dâng hai khối vàng sống trƣờng thọ (1127). Năm 1129 đại thủ lĩnh châu Tây Nông là Hà Văn Quảng dâng khối vàng sống nặng 33 lạng 5 đồng cân; Châu mục châu

Đăng là Lê Pháp Quốc năm 1132 dâng hƣơu đen đến năm 1140 Lê Pháp Viên dâng hƣơu trắng”.[23,tr55]

Năm 1226 Nhà Trần thay thế nhà Lý, sau khi lên ngôi, Trần Thái Tông đã gả các cung nhân và con gái tôn thất nhà Lý cho tù trƣởng các động ngƣời dân tộc để kết thân. Từ đó về sau sử sách ít đề cập đến quan hệ hôn nhân giữa các cung nhân và các tù trƣởng thiểu số dƣới thời Trần.

Nhà Trần cũng rất chú ý đến chính sách đoàn kết dân tộc thông qua việc ban các phẩm tƣớc quan trọng cho các tù trƣởng dân tộc thiểu số. Hà Bổng là một chủ trại châu Quy Hóa (mạn bắc Phú Thọ) đƣợc phong tƣớc hầu; Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang, sau khi Quy Thuận triều đình đƣợc phong tới thƣợng phẩm; Hà Tất Năng và Lƣơng Hiếu Bảo…đều đƣợc phong đến quan phục hầu.

Nếu nhƣ thời Lý việc quân và dân sự các châu chủ yếu giao cho các châu mục cai quản, thì sang thời Trần bên cạnh đó, Nhà nƣớc còn phân phong một số ngƣời trong hoàng tộc và quan lại lên trấn giữ một số địa phƣơng biên ải phía bắc.

Chiêu Văn Vƣơng Trần Nhật Duật tinh thông văn võ am hiểu phong tục tập quán của ngƣời Thái Và ngƣời Mƣờng đƣợc cử lên trấn giữ vùng Đà Giang (Tây Bắc) sau làm trấn thủ lộ Tuyên Quang (gồm Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai ngày nay). Nhân Huệ Vƣơng Trần Khánh Dƣ đƣợc giao trấn giữ miền biển Đông Bắc.[23, tr56]

Qua gia phả của một số dòng họ ở Lạng Sơn, cho biết thêm là vào thời Trần Hiến Tông (1328 -1341) Thiều Thốn, quan văn, đƣợc cử lên trấn giữ châu Đoàn Thành (Lạng Sơn); Nguyễn Công Ngân, quan võ, đƣợc cử lên cái quản châu Thất Nguyên (Tràng Định, Lạng Sơn ngày nay).[23, tr57]

Chính sách nhu viễn là chủ đạo căn bản và lâu dài nhằm tạo ra phên dậu vững chắc ở miền núi biên giới.

Song vị trí cƣ trú của các dân tộc thƣờng bị các thế lực phản động nƣớc ngoài mua chuộc lôi cuốn gây sức ép…cũng có trƣờng hợp cậy thế vùng xa không chịu nộp thuế cho triều đình, nuôi mầm mống cát cứ, tự thành lập nƣớc nhỏ hoặc bỏ ta theo Tống làm tổn hại đến chủ quyền quốc gia. Nhà Lý, về “chính trị các vua Lý tin rằng muốn ràng buộc các phiên thần phải dùng cả uy lẫn đức”. Các hành động chống đối lại triều đình, tự tiện cắt đất đai biên giới cho ngƣời nƣớc ngoài ảnh hƣởng đến khối đoàn kết và thống nhất quốc gia. Các vua Lý đều cƣơng quyết dùng bạo lực để trấn áp:

Năm 1013 Lý Thái Tổ dẹp giặc Hạc Thác (Vân Nam) ở Kim Hoa và Vị Long (huyện Kim Anh châu Chiêm Hóa). Năm sau 1014 Dực Khánh Vƣơng đi dẹp Dƣơng Trƣờng Huệ cũng ở các vùng ấy.

Hà Trắc Tuấn quản các châu Đô Kim (Hàm Yên – Tuyên Quang) và châu Vĩnh Long (Chiêm Hóa), châu Bình Nguyên, châu Vị Xuyên (tức Tuyên Quang và Hà Giang) làm phản. Năm 1015 Dực Khánh Vƣơng và Vũ Đức Vƣơng đi đánh.

Năm 1022 Dực Khánh Vƣơng đi đánh Đại Nguyên Lịch đốt kho tàng ở trại Nhƣ Hồng (khoảng giữa Móng Cái và Khâm Châu).

Giáp Đan Nãi ở Châu Ái làm phản, vua thân đi đánh đƣợc Đan Nãi rồi sai trung sứ, đốc xuất ngƣời ở giáp đó đòa kênh Đan Nãi vua tự Đan Nãi về kinh sƣ (1029). Cũng năm ấy Lý Thánh Tông đánh châu Thất Nguyên (Thất Khê), Đông Chinh Vƣơng đánh châu Văn (Văn Uyên, Văn Quan phía tây nam Lạng Sơn).[23, tr 58]

Năm 1033 châu Định Nguyên làm phản tháng 11 vua thân đi đánh ngày 17/11/1033 dẹp xong châu Định Nguyên (Yên Bái) rồi dẹp cả châu Trễ Nguyên (gần châu Định Nguyên) xong đem quân về. Ngƣời Châu Hoan làm

phản vua thân đi đánh ngƣời châu ấy đầu hàng, vua xuống chiếu tha cho các mục thú sai trung sứ vỗ yên dỗ bảo nhân dân.

Năm 1038 Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên làm phản, thủ lĩnh châu Tây Nông là Hà Văn Trinh tâu lên: Tồn Phúc giết em trai và em vợ, tự lập nƣớc Trƣờng Sinh. Năm 1039 vua xuống chiếu “Từ khi làm vua tới giờ tƣớng văn, tƣớng võ…phƣơng xa cõi lãnh không đâu là không thuần phục nay họ Nùng Tự Tôn càn gỡ tiếm vị hiệu ra mệnh lệnh tụ họp quân ong bọ làm hại nhân dân biên thùy”. Lý Thái Tông “vâng lệnh trời” đi dẹp Nùng Tồn Phúc ở Quảng Nguyên (Cao Bằng) đƣợc năm tên đều chém ở chợ kinh đô. Năm 1042 Khai Hoàng Vƣơng dẹp châu Văn (Văn Uyên Lạng Sơn). Năm 1048 Nùng Trí Cao làm phản chiếm giữ động Vật Ác vua sai Thái úy Quách Thịnh Dật đi đánh.[23, tr59]

Việc đối xử với họ Nùng ở Cao Bằng là ví dụ tiêu biểu cho sự kết hợp với hai chính sách “Cƣơng” và “Nhu”.

Nhà Lý cƣơng quyết trấn áp các hành động phản loạn, nhƣng cũng rất khoan dung và ƣu đãi đối với những kẻ đã quy thuận và thần phục.

Năm 1065 vua Lý đi dẹp châu Mƣờng Quán (Sơn La) động Ma Sa (Châu Đà Bắc Hƣng Hóa) làm phản vua Thân đi đánh, bắt đƣợc bọn ngụy và xuống chiếu: “Trẫm nối nghiệp một tổ hai tông thống trị nhân dân, coi dân chúng bốn bề đều là con cả, cho nên cõi xa cũng mến lòng mà quy phục… Động Ma Sa đời đời làm phiên thần của ta thế mà nay kẻ tù trƣởng ngu hèn ấy lại phụ ƣớc của ông cha, quên việc cống hiến hàng năm thiếu lệ thƣờng điểm cũ”. Năm 1154 ngƣời Lão ở núi Chàng Long (miền Tây Bắc) làm phản vua cho Anh Vũ đi đánh và bắt họ hàng phục.

Năm 1277 vua Trần Thánh Tông tự cầm quân trừng trị kẻ nổi loạn tại động Nẫm Bà La Quảng Bình phía tây phủ Bố Chính. Chiêu Văn Vƣơng Trần Nhật Duật đi dẹp sách A Lộc. Hƣng Nhƣợng Vƣơng Quốc Tảng đi đánh sách

Sầm Tớ Thanh Hóa. Năm 1312 Thƣợng Hoàng Trần Minh Tông đích thân đem quân trừng trị Ngƣu Huống ở Mƣờng Việt Sơn La.

Năm 1337, Hƣng Hiếu Vƣơng chém đƣợc tù trƣởng Xa Phần ở trại Trịnh Kỳ đổi đất đó thành Mƣờng Lễ (Lai Châu) giao cho họ Đèo cai quản.

Các cuộc dẹp loạn dƣới hai triều đại Lý, Trần đều do các Thân Vƣơng và đại thần trực tiếp đi đánh dẹp, các cuộc phản loạn đƣợc giải quyết bằng bạo lực.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)