Chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 73 - 78)

2.2.2.1. Chính sách chính trị

Miền Trung địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc thiểu số. Tại đây, theo cách phân loại của triều Nguyễn “Các dân tộc thiểu số đƣợc chia làm 2 loại: “Thuộc Man” và “Thuộc Quốc”. “Thuộc Man” là những dân tộc nằm trong

phạm vi quản lý trực tiếp của triều đình, họ phải chịu đóng góp tô thuế, lao dịch, binh dịch cho triều đình trung ƣơng nhƣ dân tộc Kinh. Họ là “con dân” của quốc gia Việt Nam. Còn những dân tộc thiểu số cƣ trú tại vùng Tây Nguyên sau này, từ lâu đời quần tụ trong nƣớc Thuỷ Xá và Hoả Xá đƣợc các vua Nguyễn gọi là "Thuộc Quốc" (nƣớc phụ thuộc). Những quốc vƣơng này thể hiện sự quy phục triều đình bằng một hành vi có tính chất biểu trƣng là lệ cống sản vật địa phƣơng" [28, tr.38]. Các động Thuộc Man tuy nộp thuế cho nhà nƣớc, song còn có một số bộ tộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Tiêu biểu là đồng bào dân tộc sống ở dọc biên giới Quảng Nam, Quảng Ngãi, sử cũ gọi là “sào huyệt ác Man, ở miền núi Đá Vách (tức Thạch Bích) nên có tên gọi là “Man Đá Vách” hay “Man Thạch Bích”. Dƣới thời Gia Long, ngƣời miền núi Đá Vách chƣa hề thuần phục triều đình, về sau này Minh Mạng, Thiệu Trị vẫn tiếp tục đánh dẹp. Trƣớc sự chống đối của ngƣời „Man Đá Vách” ngay từ đầu đời Gia Long, triều đình đã cho đắp một luỹ đài và đặt 117 sở đồn bảo, phân phối lính thuộc trấn Quảng Ngãi đến đóng giữ. Ngoài ra, Gia Long lại lấy các tổng miền thƣợng của ba huyện: Bình Sơn, Thƣợng Nghĩa, Mộ Hoa đặt làm 27 lân, mỗi lân đặt một cai lân và một phó lân thay phiên nhau đóng giữ (dân số 2080 ngƣời). Mỗi lân đều đặt thêm các đồn bảo để góp sức phòng bị. Dƣới triều Minh Mạng, để đề phòng sự xâm nhập từ bên ngoài, triều đình mộ thổ dân lập thôn ấp, cho miễn thuế thân và tạp dịch để họ ở lại cày cấy dọc ven núi, tự giữ gìn đất đai biên giới. Và lấy một nửa số dân, sai chế mác dài, hai ngƣời một cái, lúc yên ổn thì làm ăn, đến kỳ thao diễn phải luyện tập cho họ. Ở vùng Quảng Nam, chỗ tiếp giáp với Quảng Ngãi, Minh Mạng cho đắp bảo ở xã Đại An, huyện Hà Đông gọi là bảo “Chiên Đàn, xung quanh dài 80 trƣợng, cao 5 thƣớc có quan quân đóng để phòng ngừa Man, hoặc đặt một viên thủ ngƣ với 20 ngƣời dân lệ thuộc để phòng ngừa ở nguồn Hữu Bang” [15, tr.372]. Bên cạnh những biện pháp phòng thủ nói trên,

nhà Nguyễn sẵn sàng sử dụng lực lƣợng quân sự để đàn áp những nhóm dân chống lại triều đình. Năm 1831, “Ác Man ở Quảng Nam lén xuống nguồn Chiên Đàn giết hại nhân dân, đốt nhà cƣớp của rồi bỏ đi” [18, tr.187]. Vua sai Đoàn Văn Trƣờng tổng lãnh đại binh, vệ úy Bùi Công Huyên, vệ úy Mai Công Ngôn cùng một số tƣớng lính khác đi chi viện cho Phan Thanh Giản (là hiệp trấn Quảng Nam). Minh Mạng dụ bảo bộ binh “Quân Man ấy từ trƣớc ở tản mác các thung lũng, nhân lúc sơ hở, chúng lại lén lút đến đánh cƣớp mà thôi. Nay chúng dám tụ họp kháng cự quan quân, thì đã là hung hăng không sợ hãi gì. Cần phải kịp thời đập tắt ngay” [18, tr.195].

Sau đó, Minh Mạng đƣa ra một số biện pháp nhƣ: bỏ thuốc độc vào cơm rƣợu, thịt cá phái lính chia nhau mang đến chỗ rừng rậm giả làm thức ăn còn thừa, giặc đói tìm ăn... hễ ăn phải là chết. Đào bới hết ruộng khoai, ruộng lúa, khi đói đi tìm ăn thế là sa vào vòng vây của ta. Và sai ngƣời Man quen thuộc của mình đến doạ dẫm tìm gấp thủ phạm gập đầu trƣớc cửa quan thì búa rìu có thể khoan dung, chống cự khó tránh khỏi cái vạ phát tổ tuyệt nòi. Nếu ai bắt đƣợc thủ lĩnh “Ác Man thƣởng 20 lạng bạc; chém đƣợc thƣởng 10 lạng bạc; bắt sống đƣợc một ác phạm thứ nhì thƣởng 10 lạng bạc, chém thƣởng 5 lạng... Ngoài việc thƣởng bạc còn có 20 tấm vải gồm các loại sa, the, đoạn, nhiễu... cho ngƣời đánh trận có công” [18, tr.196].

Ngoài những chính sách đã nêu trên, nhà Nguyễn thực hiện chính sách phủ dụ với hai nƣớc Thuỷ Xá và Hoả Xá. Năm 1802, nƣớc Thuỷ Xá sai sứ đến quy phục, vua sai ban áo gấm và xuyến ngà rồi về. Đầu năm Minh Mạng thứ 10 (1829), vua sai Nguyễn Văn Quyền là xuất đội trấn ấy, đi xem xét tình hình, khi đến nơi Ma Lam rất mừng và sai kẻ thuộc là Ma Diêm, Ma Xuân mang một chiếc ngà voi theo Quyền về tiến cống nhà Nguyễn. Nhƣng do sự nhầm lẫn của ngƣời phiên dịch, kể từ đây vua quan nhà Nguyễn cứ nghĩ họ là sứ giả của nƣớc Hoả Xá (đến năm 1840 nƣớc Hoả Xá mới sai sứ dâng đồ

cống). Năm 1831, nƣớc Thuỷ Xá tiến cống một đôi ngà voi, hai chiếc sừng tê giác; vua chuẩn cho số đồ nộp cống, cứ ba năm một lần tiến cống: một đôi ngà voi, hai cỗ sừng tê giác. Sau này, khi Hoả Xá sai sứ đem đồ cống sang, nhà Nguyễn cho hợp lại cùng nộp. Năm 1834, nƣớc Thuỷ Xá đến cống vua thƣởng cho Ma Duyên, Ma Tài mỗi ngƣời một bộ mũ áo và khen đất nƣớc họ tuy ở xa xôi “làm chính sự bằng cách thắt dây thừng, tự cày ruộng mà ăn, hãy còn phong tục đời thƣợng cổ, nhƣng họ đều xõa tóc, cà răng (cà răng căng tai) tất bẩm tính trời phú cho họ cũng tự có khả năng hiểu biết mọi ngƣời khác, thì sao lại không cùng họ làm điều thiện; cho nên thánh nhân dùng lễ nghĩa đến bảo “thì có thể hiểu đƣợc lễ nghĩa” [23, tr.502]. “Nƣớc ấy từ trƣớc đến nay, rõ sâu nghĩa lớn vua tôi, thực là nƣớc có đạo. Nay cho họ tên, là Thuỷ Xá quốc vƣơng; Quốc trƣởng nƣớc ấy tên là Lam, chuẩn cho họ Vĩnh tên là Bảo kiến cho biết dòng dõi” [23, tr.516], ngày càng thấm nhuần giáo hoá. Còn sứ thần tên Duyên cho họ Lĩnh, phó sứ tên Tài ban cho họ Kiều (tên nhƣ cũ). Cho các sứ thần mỗi ngƣời hai tấm sa, đoạn trơn. Năm 1840, Trƣơng Minh Giảng ở trấn Tây tâu báo: có ngƣời Man trƣởng nƣớc Hoả, tên là Tiết đem theo hai ngƣời cƣỡi hai thớt voi đến phủ Man Nộm, chỗ tiếp giáp huyện Sơn Bốc, sai ngƣời đến báo nói rằng: Trƣớc kia vẫn quen biết phiên vƣơng, Trƣơng Minh Giảng đã cho họ về. Minh Mạng trách “Từ trƣớc đến nay, chỉ có nƣớc Thuỷ đến cống còn nƣớc Hoả chƣa thấy tin tức gì. Nay bèn từ cõi xa mà đến. Không ngại gì, tuỳ nghi vỗ về yên ủi để tỏ lòng yêu mến... Nếu Man trƣởng kia còn ở địa đầu huyện Sơn Bốc, thì lập tức đƣa về lỵ sở đón tiếp khoản đãi” [20, tr.708]. Minh Mạng dụ tiếp “Nay nƣớc nhà nhàn hạ ... núi sông phong tục các nƣớc bốn xung quanh, đều nên hỏi rộng tìm kỹ để làm sách “Thái bình quảng ký”. Huống chi nƣớc kia về phía tây nam, đƣờng đi cũng không xa, tiếc gì mà không một phen sai đi xét cho đích thực” [20, tr.710]. Rồi cử ngƣời thuộc đƣờng tên Mạt cùng một đội thông ngôn mua đồ vật mà nƣớc kia ƣa

thích dùng đem làm đồ của tƣớng quân tặng cho. Đội thông ngôn từ huyện Sơn Bốc về phía tây tìm đƣờng đi mất 15 ngày đến nƣớc Hoả Xá, xem xét hình thế núi sông, phong tục về trình lên vua: “Nƣớc Hoả Xá phía Đông giáp Thuỷ Xá, phía Tây giáp huyện Sơn Bốc, Nam giáp Man Diên, Bắc giáp Man Lai. Có khoảng 100 nhà, quốc trƣởng ở nhà tranh bảy gian, nƣớc Hoả và nƣớc Thuỷ cách nhau ba ngày đƣờng... Nƣớc không đặt quan không có binh lính, hình luật, dân không có chữ, vay mƣợn nhau thì thắt nút làm dấu, đẵn cây ngoài đất lên để trồng trọt, không cày bừa, cả năm không nộp thuế quốc trƣởng cũng không đòi. Khi quốc trƣởng đi chơi nơi gần đem theo 3, 4 ngƣời, đi xa không đem quá 10 ngƣời, cƣỡi ba thớt voi, lấy nón lá che đầu mà không có lọng tàn. Tục nƣớc ấy, trai gái ƣng nhau thì con trai đem rƣợu đến nhà con gái mời dân sở tại đến họp định việc thành hôn. Đại ƣớc ra ở riêng thì ít ở rể thì nhiều. Nhà có ngƣời chết để tang bằng cách bỏ xõa tóc ba tháng. Nhạc cụ dùng chiêng đồng năm cái, thanh la một cái, trống một cái. Đám hỉ đám hiếu đều dùng nhạc khí ấy cả, dân có bệnh tật lấy lễ vật cầu khẩn là khỏi (Thuỷ Xá có hai hòn đá một đoạn roi mây, nƣớc Hoả Xá có một con dao, đồ vật rất thiêng không bao giờ cho ngƣời ngoài nhìn thấy). Quốc trƣởng truyền ngôi cho cháu (cháu gọi chú bác) chứ không truyền ngôi cho con” [10, tr.4-5]. Khi đã thông tỏ tình hình, Minh Mạng nhờ sứ giả nói với quốc trƣởng ấy rằng: “uy đức triều đình đến xa, mọi phƣơng chầu phục... Trƣớc còn cách trở chƣa thông đƣờng tiến cống. Nay nếu sai sứ đến thông hiếu, triều đình tất cũng khen nhận... nếu không muốn thì cũng không bắt ép" [20, tr.710]. Nƣớc Hoả Xá đã gửi cho phiên vƣơng một tù nhân làm nô, một chiếc ngà voi, một chiếc sừng tê giác để làm đồ đáp tặng. Nhà Nguyễn phong cho hai quốc trƣởng là Hoả Quốc Vƣơng và Thuỷ Quốc Vƣơng. Triều Nguyễn bắt đầu đƣa vùng đất Tây Nguyên và ngƣời dân Tây Nguyên vào trong bản đồ quốc gia Việt Nam.

Năm 1841, Minh Mạng quyết định vẽ bản đồ vùng ngƣời Thƣợng vào bản đồ quốc gia, cử quan binh đi khảo sát các vùng, cung cấp cho họ đầy đủ để khỏi làm phiền dân. Trong dụ gửi ngƣời Thƣợng có nói rõ: “Còn việc tiêu pha trong cuộc hành trình mỗi ngày của quan viên, Trẫm đã cấp phát thừa thãi, dồi dào. Việc mua bán trong lúc thi hành cốt phải đƣợc thuận tình. Những tệ đoan và yêu sách, ức hiếp đều đã nghiêm cấm cắn đứt, không phiền các ngƣời phải cực nhọc”.

Trai tráng đƣợc kiểm tra chặt chẽ và tên tuổi đƣợc ghi vào sổ danh bộ. Trừ một số tộc ngƣời nhƣ Ê đê, Gia rai, ngƣời Thƣợng trƣớc kia không có họ, chỉ có tên, vì vậy khi lập sổ danh bộ trai tráng từ 18 tuổi trở lên, các chánh tổng đã ghi vào trƣớc tên riêng của mỗi ngƣời một chữ Đinh (tráng đinh) nhƣ Đinh Núp, Đinh A… về sau chữ Đinh này đã biến thành họ chung cho ngƣời Thƣợng ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đối với ngƣời Thƣợng ở vùng Bình Định, Phú Yên lại hơi khác. Trƣớc tên riêng của mỗi ngƣời lại để thêm một chữ Man có ý nghĩa phân biệt với ngƣời Kinh, nhƣ Man A, Man B… và chữ đó sau này cũng đổi thành họ chung của ngƣời Thƣợng vùng Bình Định, Phú Yên.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở việt nam (1802 1858) (Trang 73 - 78)