đối ngoại cho kiều dân
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, công tác thông tin đối ngoại cho kiều dân ngày càng được các nước đặc biệt quan tâm nhằm giúp kiều dân nắm được tình hình đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và nhất là ngôn ngữ dân tộc mình. Do nhu cầu của kiều dân trong việc theo dõi tình hình đất nước cũng như những chính sách ở trong nước là rất lớn nên các nước đều tổ chức mạng thông tin nhiều kênh, nhiều tuyến, cập nhật thường xuyên tình hình trong nước và chủ trương chính sách của Nhà nước ra nước ngoài cho kiều dân của mình. Bên cạnh việc đưa báo chí ra nước ngoài phục vụ cộng đồng, nhiều nước xây dựng các chương trình phát thanh, vô tuyến truyền hình dành cho kiều dân của họ. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh và rộng khắp trên toàn cầu hiện nay, các nước đều đẩy mạnh phương thức thông tin, tuyên truyền qua mạng thông tin điện tử (internet), với những nội dung phong phú, thích hợp, kịp thời phục vụ cộng đồng kiều dân.
Chính phủ nhiều nước rất coi trọng việc hỗ trợ, xây dựng các trung tâm văn hoá tại các nước sở tại để phục vụ cộng đồng kiều dân và quảng bá hình ảnh đất nước, con người. Những trung tâm này thường được xây dựng tại các thủ đô, thành phố lớn có đông kiều dân. Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng và hoạt động của trung tâm như cử cán bộ điều hành, cung cấp sách báo.
+ Kinh nghiệm của Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến sự ổn định và phát triển bền vững của cộng đồng Hoa kiều, nhất là việc truyền bá Hán ngữ trong cộng
đồng người Hoa ở nước ngoài. Trung Quốc coi công tác phát triển Hán ngữ ở nước ngoài là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, do đó rất chú trọng xây dựng hệ thống giáo dục Trung văn cho con em kiều dân. Chính phủ Trung Quốc đã lập Tổ giáo dục Hán ngữ hải ngoại do Bộ trưởng Bộ Giáo dục đứng đầu để chỉ đạo và phối hợp công tác này. Tại Malaysia và Singapore, hệ thống dạy Hán ngữ tương đối hoàn chỉnh từ tiểu học, trung học đến đại học. Con em người Hoa được học song ngữ nhưng việc dạy Hán ngữ và văn hoá truyền thống Trung Hoa luôn được đưa lên hàng đầu trong tất cả các bậc học.
Chính phủ Trung Quốc còn tài trợ cho việc xây dựng trường học, đào tạo giáo viên hoặc đưa giáo viên từ trong nước sang giảng dạy, cung cấp sách giáo khoa, cấp học bổng cho sinh viên Hoa kiều về Trung Quốc du học. Hàng năm, Trung Quốc tổ chức những giải thi Trung văn quốc tế để khuyến khích Hoa kiều học tiếng Hoa; đã mở một số trường đại học trong nước cho Hoa kiều. Tại các trường đại học này, các sinh viên người Hoa được đào tạo kiến thức đầy đủ để sau khi ra trường có thể làm việc tại Trung Quốc hoặc ra nước ngoài tìm việc. Trung Quốc coi trọng việc vận động các cá nhân và hội đoàn đóng góp xây dựng hệ thống giáo dục cho cộng đồng người Hoa.
Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ về phương tiện, lễ phục cho các hoạt động văn hoá dân tộc truyền thống trong cộng đồng người Hoa kiều. Cộng đồng người Hoa có nhiều trung tâm văn hoá tại các nước với quy mô khác nhau.Thông qua những hoạt động lễ hội truyền thống dân tộc biểu diễn văn hoá nghệ thuật, sách, báo, phim ảnh về đất nước và con người Trung Quốc đã phản ánh rõ nét việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá phong phú của người Hoa.
+ Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng và cấp cho Quỹ Hàn kiều (Korea Foundation) một triệu USD mỗi năm để chi phí cho các hoạt động hỗ trợ kiều dân giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Quỹ Hàn kiều đã xuất bản nhiều ấn
phẩm văn hoá và giáo trình dạy tiếng Hàn đáp ứng được nhu cầu học tiếng Hàn và tìm hiểu văn hoá Triều Tiên của sinh viên, học sinh.
Hàn Quốc lập các trường cho con em người Hàn Quốc ra nước ngoài tạm thời, giáo trình giảng dạy như ở trong nước. Lập các Viện giáo dục cho con em Hàn kiều, do tham tán hoặc tuỳ viên văn hoá-báo chí của Đại sứ quán phụ trách. Chính phủ cấp hoàn toàn kinh phí biên soạn tài liệu, giáo trình, in ấn, xuất bản, đồ dùng học tập gửi ra theo yêu cầu của Hàn kiều và cử giáo viên ra nước ngoài giảng dạy. Cấp nhiều học bổng cho con em Hàn kiều về nước học. Mở nhiều khoá học khác nhau, từ 2-3 tuần đến 2-3 năm.
Kênh truyền hình đối ngoại Arirang TV chuyên cung cấp các chương trình dạy tiếng Hàn, giới thiệu văn hoá, lịch sử, thể thao trong nước, giải trí cho thanh thiếu niên trong cộng đồng Hàn kiều. Để đạt hiệu quả cho công tác thông tin đối ngoại, Arirang TV còn cung cấp miễn phí thiết bị thu và ăng ten cho cộng đồng. Các cơ quan khác của Hàn Quốc cũng có nhiều hoạt động tương tự để phối hợp xuất bản, phát hành tài liệu, sách báo và các ấn phẩm khác.
Tóm lại, kinh nghiệm về công tác thông tin đối ngoại cho kiều dân của các nước rất phong phú và đa dạng. Cộng đồng kiều dân mỗi nước có những đặc điểm khác nhau, do đó công tác vận động kiều dân của từng nước, từng thời gian cũng có những yêu cầu khác nhau. Ngay trong công tác thông tin đối ngoại cho kiều dân của một nước cũng không có một cách thức duy nhất vì cộng đồng thuộc nhiều thành phần xã hội, ra đi từ nhiều hoàn cảnh và nguyên nhân khác nhau, sinh sống ở nhiều nước, khu vực trên thế giới.
Do đó, công tác thông tin đối ngoại cho kiều bào vừa phải có những chính sách, chủ trương, biện pháp chung đối với cả cộng đồng, đồng thời phải có những phương thức, biện pháp đặc thù, phù hợp với từng nhóm cộng đồng, từng khu vực.
3.2. Phƣơng hƣớng đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài