Giai đoạn 1975-198 5: Thông tin tuyên truyền, vận động kiều bào cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)

bào cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ sau năm 1975, công tác thông tin tuyên truyền, vận động NVNONN tập trung vào việc huy động kiều bào ta tham gia vào công cuộc khôi phục, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, chống bao vây cấm vận và âm mưu phá hoại của các thế lực từ bên ngoài.

Đây là thời kỳ đất nước ta gặp những khó khăn vô cùng to lớn. Sau khi ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đang phải nỗ lực khắc phục hậu quả cực kỳ nặng nề của cuộc chiến tranh do Mỹ-ngụy tiến hành, lại phải đương đầu với sự xâm lấn ở biên giới Tây-nam của bè lũ Khmer đỏ lúc đó đã lên nắm chính quyền ở Campuchia và cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc do Trung Quốc áp đặt. Thêm vào đó, các thế lực thù địch bên ngoài chống phá ta quyết liệt, đặc biệt xung quanh vấn đề Campuchia. Mỹ tiếp tục xiết chặt cuộc bao vây cấm vận kinh tế - thương mại mà họ áp đặt đối với ta từ năm 1964. Các nước ASEAN cùng với các nước phương Tây cũng theo chân Mỹ bao vây cô lập Việt Nam. Những khó khăn về mặt đối ngoại đó cộng với gánh nặng hàn gắn vết thương chiến tranh, những khó khăn kinh tế trong nước thời kỳ hậu chiến, những khiếm khuyết trong mô hình kinh tế cũng như những sai lầm trong quản lý, điều hành nền kinh tế đã làm cho đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài tới 10 năm (1975-1985).

Ở giai đoạn này, trong cộng đồng NVNONN đã xuất hiện thêm những người gắn bó quyền lợi với chế độ Mỹ - ngụy, mang nặng hận thù với chính

quyền cách mạng. Nhiều tổ chức người Việt phản động đã hình thành ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Úc, Canađa, và được các lực lượng thù địch tiếp tay. Chúng đã tiến hành các hoạt động chống phá điên cuồng, từ tuyên truyền xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ đất nước và chế độ ta, đe dọa các kiều bào yêu nước đến các chiến dịch "chuyển lửa về quê hương" nhằm gây ra các vụ nổ bom khủng bố, phá hoại hòng lật đổ chế độ chính trị ở trong nước. Cũng trong giai đoạn này, hàng năm còn có thêm hàng chục ngàn người Việt Nam được phép ra đi với mục đích đoàn tụ gia đình, học tập, lao động, làm ăn, kinh doanh ở nước ngoài.

Các hội Việt kiều yêu nước tại nhiều nước đã phát triển mạnh, thu hút đông đảo kiều bào tham gia. Nhiều trí thức Việt kiều đã về nước trao đổi, giảng dạy, giới thiệu công nghệ mới. Nguồn kiều hối, hàng hoá do kiều bào ta gửi về đã góp phần giảm bớt những khó khăn trong nước. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, các hội Việt kiều ở nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn do sự chống phá giá quyết liệt của lực lượng phản động người Việt. Trong bối cảnh đó, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có mục tiêu là vận động và hỗ trợ đồng bào giữ vững phong trào Việt kiều yêu nước, đấu tranh chống lại các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc của bọn phản động, đặc biệt là ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu của chúng nhằm gây bạo loạn và lật đổ. Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương huy động cao nhất sự tham gia của kiều bào vào công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh, tăng cường đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời tham gia vận động dư luận quốc tế chống bao vây cấm vận và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch từ bên ngoài chống lại Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ nói trên, Ban Việt kiều Trung ương đã chỉ đạo các hội đoàn kiều bào và các cơ quan đại diện ta ở ngoài nước ra sức giữ vững và phát triển phong trào Việt kiều yêu nước, mở rộng mạng lưới các hội đoàn người Việt Nam ở các nước. Nhiều tổ chức Việt kiều yêu nước đã

được thành lập mới hoặc ra hoạt động công khai. Nhiều hội đổi tên thành "Hội người Việt Nam" như Hội người Việt Nam tại Pháp, Hội người Việt Nam tại Đức nhằm thu hút thêm nhiều NVNONN tham gia.

Tháng 2/1979, Ban Việt kiều Trung ương đã phối hợp với Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đề xuất với Thường vụ Hội đồng Chính phủ cho phép triển khai Đề án về công tác vận động Việt kiều ở các nước tư bản chủ nghĩa và một số chủ trương chính sách đối với người Việt di tản và vượt biên ra nước ngoài. Bộ máy của Ban Việt kiều Trung ương được kiện toàn thêm một bước. Các cơ quan đại diện ta ở ngoài nước cũng được phép tuyển chọn một số Việt kiều cốt cán để hỗ trợ trong công tác vận động cộng đồng.

Tháng 6/1979, Ban Việt kiều Trung ương được kiện toàn thành cơ quan chuyên trách và tổng hợp của Hội đồng Chính phủ, thống nhất chỉ đạo và quản lý các mặt công tác đối với NVNONN.

Ngày 4/10/1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 09/CT- TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó nhấn mạnh:

“Phong trào Việt kiều yêu nước là một lực lượng quần chúng cách mạng Việt Nam nước ngoài, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước ta trong công tác vận động đồng bào ta ở nước ngoài, là người trợ thủ trên mặt trận chính trị và ngoại giao của ta ở nước ngoài… Chỉ thị cũng nêu rõ sự cần thiết “kiện toàn tổ chức các phong trào Việt kiều yêu nước, củng cố và phát triển các hội người Việt Nam yêu nước, tổ chức lực lượng nòng cốt làm hạt nhân lãnh đạo phong trào”. Đặc biệt, Chỉ thị yêu cầu công tác này phải “đặt dưới sự lãnh đạo của đồng chí Đại sứ”, đồng thời “cảnh giác bảo vệ phong trào, không đưa hết nòng cốt ra hoạt động công khai”.

Thực hiện tinh thần của Chỉ thị này, công tác vận động kiều bào đã chuyển biến mạnh theo hướng tập trung xây dựng nòng cốt, hỗ trợ phong trào. Ban Việt kiều Trung ương đã thiết lập được quan hệ chặt chẽ với các hội đoàn NVNONN, tổ chức nhiều hội nghị, hoạt động hỗ trợ phong trào của cộng

đồng. Sau hai năm triển khai thực hiện Chỉ thị, tháng 8/1984, tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hai hội nghị quan trọng liên quan đến công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị 09/CT-TW (17-18/8/1984) nhằm tiếp tục quán triệt những yêu cầu về công tác Việt kiều nêu trong Chỉ thị cũng như những quy định mới về việc quản lý các mối quan hệ giữa các cơ quan và địa phương trong nước với các phong trào Việt kiều yêu nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tiếp theo đó, Hội nghị bàn về hợp tác kinh tế giữa các phong trào Việt kiều yêu nước và các địa phương trong nước đã được tổ chức trong hai ngày 20-21/8/1984.

Nhằm nâng cao vai trò của công tác đối với NVNONN đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, tháng 7/1983, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 84-HĐBT, trong đó quy định Ban Việt kiều Trung ương là cơ quan giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thống nhất chỉ đạo về quản lý công tác Việt kiều. Công tác về NVNONN đã ngày càng gắn liền và phối hợp chặt chẽ hơn với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)