Những hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 94)

+ Trong thời gian qua, công tác TTĐN cho NVNONN còn tồn tại những hạn chế như sau:

- Công tác thông tin đối ngoại chưa đủ mạnh để có thể vươn tới mọi cộng đồng NVNONN. Tuy thông tin trong nước đến với cộng đồng đã chuyển mạnh cả về chất lượng và số lượng nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu của công tác vận động: có lúc thiếu nhạy bén, chồng chéo, thiếu chính xác; nhiều thông tin trong nước nhất là những vấn đề nhạy cảm đến với cộng đồng thường đi qua các luồng không chính thức hoặc bị các phần tử xấu xuyên tạc.

- Nội dung thông tin tuyên truyền chưa kịp thời phản ảnh được sự phát triển, đổi mới và vị thế của đất nước, cách thể hiện chưa thật phù hợp với đối tượng Việt kiều nên khả năng thuyết phục chưa cao. Thông tin về mặt tiêu cực của xã hội đưa quá nhiều, gây phản cảm trong cộng đồng và bị lực lượng chống đối lợi dụng.

- Phương thức và hình thức thông tin tuy đã được cải tiến nhưng còn đơn điệu. Chưa tận dụng các phương tiện ở các nước sở tại như truyền hình, báo, đài phát thanh… để thông tin về đất nước cho Việt kiều. Trong khi đó, các lực lượng phản động ở bên ngoài không ngừng sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền chống ta quyết liệt và không chế cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau. “Hiện có khoảng 400 tờ báo viết, 40 đài phát thanh và truyền hình của lực lượng phản động người Việt Nam ở nước ngoài ráo riết hoạt động tuyên truyền chống Việt Nam”[77]. Chúng tập trung, liên kết, tập hợp lực lượng để lôi kéo lớp trẻ, với mục đích chuyển giao thế hệ chống phá ta.

- Các văn phòng thường trú của các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực của Việt Nam ở nước ngoài, một lực lượng rất quan trọng với vai trò làm cầu nối với cộng đồng NVNONN, còn mỏng về số lượng và lực lượng tham gia công tác TTĐN. Cho đến nay, vẫn chưa có mô hình thống nhất về quản lý và phân công trách nhiệm cụ thể cho các văn phòng này, vì vậy hoạt động TTĐN của các văn phòng này còn khá riêng rẽ, độc lập, ít có sự phối hợp, hiệu quả chưa cao.

- Công tác hỗ trợ hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc, duy trì tiếng Việt chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều nơi cộng đồng vẫn tự thân vận động mà không có sự hỗ trợ từ phía trong nước.

- Việc triển khai các đề án về công tác tiếng Việt còn chậm, chưa phù hợp với tính đặc thù của từng địa bàn. Chưa xây dựng được một đội ngũ giáo

viên chuyên về dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai với chính sách đãi ngộ đi kèm phù hợp.

+ Những hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương với các cơ quan, lực lượng chủ lực làm công tác TTĐN nhiều khi chưa tốt, tính chủ động chưa cao. - Sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt, tinh vi hơn. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ kiều bào do thiếu thông tin hoặc bị tác động bởi những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chưa có dịp về thăm đất nước để thấy rõ những thành tựu của công cuộc Đổi mới nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,dễ bị lợi dụng, hiểu lầm nên đã có những hoạt động không phù hợp với lợi ích của cộng đồng và đất nước.

- Số lượng tin tức chưa nhiều, chưa đa dạng, phong phú, trong khi nhu cầu của độc giả nước ngoài và Việt kiều hiện nay muốn tìm hiểu về Việt Nam, đặc biệt là về các hoạt động kinh tế, thương mại và du lịch... ngày càng tăng lên. Việc cung cấp thông tin nhiều khi còn dựa trên cơ sở “chúng ta muốn tuyên truyền cái gì” chứ chưa chủ động vươn lên đáp ứng yêu cầu “độc giả muốn tìm hiểu điều gì”, vì thế hiệu quả không cao;

- Các sản phẩm văn hoá như sách báo, tạp chí, băng, đĩa, phim ảnh... do trong nước phát hành để chuyển ra nước ngoài phục vụ cộng đồng người Việt tuy có tăng về số lượng, nhưng nhiều sản phẩm nội dung và hình thức chưa phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của kiều bào. Cước phí vận chuyển đắt, giá thành cao, thủ tục rườm rà, thời gian vận chuyển lâu, là những yếu tố làm cho các sản phẩm thông tin tuyên truyền này tiêu tốn nhiều tiền mà hiệu quả không cao.

- Các phương tiện thông tin hiện đại, nhất là Internet, truyền hình kỹ thuật cao vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của cộng đồng.

- Công tác nắm tình hình ở nhiều địa bàn chưa sâu. Các chương trình dạy và học tiếng Việt chưa gắn kết với chương trình giáo dục của nước sở tại nhằm khuyến khích học sinh theo học và định cư lâu dài.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)