Thời kỳ Đổi mớ

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 45)

Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, công tác thông tin tuyên truyền, vận động NVNONN gắn liền với nhiệm vụ phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

1.4.2.1. Giai đoạn 1986-1995

Đây là giai đoạn Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước sau 10 năm khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch, mở rộng quan hệ đối ngoại và hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ với các đối tác trọng yếu nhất như Trung Quốc (1991), Mỹ, Liên minh châu Âu, ASEAN (tháng 7/1995) và các tổ chức quốc tế quan trọng như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) vào năm 1992. Công tác đối với NVNONN trong giai đoạn này gắn liền với việc

đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quan trọng đó.

Năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, mở ra một giai đoạn phát triển mới về mọi mặt. Việc khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước với những mục tiêu rộng lớn như vừa nêu trên đã gây được tác động mạnh đến NVNONN. Tuy nhiên, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, không ít kiều bào hoài nghi, chưa thực sự tin tưởng vào khả năng Đảng và Nhà nước ta tiến hành đổi mới thành công, nhất là trước những khó khăn vô cùng to lớn của đất nước cả về tình hình kinh tế-xã hội trong nước cũng như về quan hệ quốc tế. Đặc biệt, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối thập niên 1980 - đầu 1990 đã làm mất chỗ dựa truyền thống của Việt Nam về cả vật chất và tinh thần. Lực lượng phản động hy vọng và ra sức tuyên truyền về sự sụp đổ tất yếu của chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhiều hội đoàn Việt kiều bị các phần tử phản động đe dọa, làm cho hoang mang, dao động, thậm chí tự giải thể hoặc hoạt động cầm chừng (như các hội người Việt tại Tây Đức, Tây Berlin, Canađa...).

Trước tình hình đó, công tác thông tin tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài được Đảng và Nhà nước ta chú trọng hơn nhằm củng cố lòng tin và tình cảm hướng về quê hương đất nước của đồng bào, tăng cường củng cố hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, đấu tranh chống bọn phản động, giữ vững phong trào Việt kiều yêu nước, đồng thời phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Ngày 28/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) đã ra Chỉ thị số 165- HĐBT công bố chủ trương mới đối với người Việt Nam định cư ở các nước xã hội chủ nghĩa. Theo chủ trương mới, họ được hưởng chế độ chính sách chung như đối với Việt kiều (được cấp hộ chiếu, gia hạn hộ chiếu, cấp

các giấy tờ cần thiết để xin phép cư trú, xin việc làm ở sở tại, làm các thủ tục lãnh sự, kết hôn, khai sinh…); được giải quyết nguyện vọng về thăm gia đình hoặc về nước sinh sống; chấm dứt tình trạng xem họ như những kẻ đào ngũ, không được phép về thăm, gửi tiền, hàng về trong nước.

Ở các nước Tây Âu, trước tác động của tình hình mới, phong trào Việt kiều yêu nước cũng gặp những khó khăn to lớn. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài hết sức coi trọng việc giữ vững phong trào yêu nước, xây dựng nhận thức đúng đắn, chống lại mọi biểu hiện sai lạc và hướng kiều bào gắn bó chặt chẽ với đất nước qua các mối liên hệ với gia đình, thân nhân, các quan hệ kinh tế với trong nước.

Ngày 4/12/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 67/CT- TU về công tác đối với NVNONN trong tình hình mới. Đây là một trong những chỉ thị quan trọng nhất, trong đó nhấn mạnh những quan điểm mới về người Việt Nam ở nước ngoài, về những thách thức của tình hình mới và về nhiệm vụ cơ bản của công tác vận động kiều bào. Chỉ thị nêu rõ: "Các phong trào Việt kiều yêu nước là lực lượng nòng cốt trong việc vận động kiều bào hướng về đất nước, đang đứng trước những khó khăn và thử thách mới. Hơn hai triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mối quan hệ gắn bó với hàng triệu thân nhân ở trong nước là một lực lượng đông đảo có ảnh hưởng và tác động nhiều mặt đến tình hình đất nước. Nhiệm vụ cơ bản của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài là hỗ trợ kiều bào giữ gìn bản sắc, truyền thống và giá trị văn hoá dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống, củng cố và nâng cao vị trí của cộng đồng người Việt Nam trong xã hội sở tại; động viên tình cảm dân tộc lòng yêu quê hương, đất nước; vận động kiều bào tự nguyện đóng góp ngày càng có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, kiên trì thuyết phục: cảm hoá làm cho kiều bào hiểu rõ và ủng hộ sự nghiệp cách mạng mà nhân dân ta đã lựa chọn” [3].

Tiếp theo tinh thần Chỉ thị của Ban Bí thư, tháng 9/1992, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa IX, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã kêu gọi: "Đoàn kết đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, xóa bỏ mặc cảm, xóa bỏ hận thù, nhìn về tương lai". Đây là thông điệp vô cùng quan trọng phát đi từ lãnh đạo cao nhất của đất nước và tại cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước có tác động mạnh không chỉ đối với các lực lượng Việt kiều yêu nước mà trước hết đến những người Việt ra đi vì lý do chính trị, tư tưởng, chiến tranh đang còn mang nặng trong lòng sự mặc cảm, hận thù đối với cách mạng và đất nước.

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 75 ghi: "Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn quan hệ gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước". Luật Quốc tịch Việt Nam, Điều 2 viết: "Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam".

Nhận thức được sâu sắc vị trí của công tác thông tin đối ngoại trong việc triển khai chính sách phát triển kinh tế -xã hội trong giai đoạn mới, ngày 13/6/1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII) đã ra Chỉ thị 11-CT/TW "Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại" nhằm làm nhân dân thế giới, trong đó cộng đồng NVNONN cũng là đối tượng quan trọng để hiểu rõ đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại, chính sách đại đoàn kết dân tộc của nước ta để tranh thủ dư luận thế giới và tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu hội nhập của nước ta trước tình hình mới. Các nội dung chủ yếu của Chỉ thị 11 CT/TW về thông tin đối ngoại như sau:

- Một là, tuyên truyền đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta, những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội,...; kịp thời phê phán, bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những

quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hoá phản động, đồi truỵ, kích động bạo lực.

- Hai là, tuyên truyền chính sách đối ngoại kể cả chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước.

- Ba là, đất nước, con người, lịch sử và nền văn hoá lâu đời hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Trước yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước, ngày 29/11/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị chứa đựng những quan điểm mới rất cơ bản và có ý nghĩa chỉ đạo chiến lược lâu dài về NVNONN và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và các cấp, các ngành và địa phương về công tác đối với NVNONN. Những quan điểm cơ bản của Nghị quyết khẳng định:

- Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài trên cơ sở luật pháp sở tại, luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế;

- Chính sách đại đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cơ sở của sự đoàn kết, hòa hợp là ý thức dân tộc và lòng yêu nước của mọi người Việt Nam hướng vào mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh. Tinh thần người Việt Nam yêu nước Việt Nam phải vượt lên trên những khác biệt về tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế... và cả sự khác nhau về chính kiến. Mọi người Việt Nam mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu đó, tôn trọng luật pháp Việt Nam đều có chỗ đứng trong khối đại đoàn kết dân tộc.

- Tiềm lực của cộng đồng NVNONN là một lợi thế và một nguồn lực quan trọng cần phải phát huy và hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước.

- Chính sách và công tác vận động phải đáp ứng những yêu cầu chính là: bảo vệ quyền lợi chính đáng của NVNONN; nâng cao ý thức cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng luật pháp, hòa nhập với xã hội và nhân dân sở tại; giúp kiều bào hiểu tình hình đất nước, góp phần xây dựng quê hương; mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân và chính phủ nước sở tại với nhân dân và Chính phủ Việt Nam; không sử dụng cộng đồng NVNONN vào mục đích can thiệp vào công việc nội bộ và chủ quyền của nước khác, đồng thời không cho phép nước ngoài làm như vậy đối với Việt Nam.

- Việc tập hợp và đoàn kết kiều bào phải thông qua nhiều hình thức hoạt động linh hoạt, thiết thực, thích hợp với các đối tượng khác nhau.

- Công tác vận động NVNONN vừa thuộc chức năng quản lý nhà nước vừa là hoạt động mang tính quần chúng, không tách rời công tác vận động thân nhân của họ ở trong nước.

Về tổ chức bộ máy làm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, để phản ánh đúng đối tượng, nội dung và thực chất của công tác này trong tình hình mới, Nghị quyết cũng quyết định thành lập Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thay thế Ban Việt kiều Trung ương. Nghị định số 74-CP của Chính phủ ngày 30/7/1994 quy định Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chỉ đạo lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. Để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về cải cách hành chính và để công tác về người Việt Nam ở nước ngoài gắn chặt hơn với tổ chức và hoạt động đối ngoại, ngày 6/11/1995, Chính phủ ra Nghị định số 77-CP đặt Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao.

vận động NVNONN đã có bước phát triển mới và đóng góp có ý nghĩa cho việc giải quyết những yêu cầu cơ bản của đất nước ta về khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, phá bỏ thế bao vây cấm vận của địch, bình thường hóa và cải thiện quan hệ với tất cả các nước nước lớn, các nhóm nước và các tổ chức quốc tế quan trọng. Những kết quả đó đã tạo tiền đề để nước ta tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 45)