Thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài phải nắm vững phương châm, nguyên tắc là: Phải bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và sự tôn vinh dân tộc, phải phục tùng chiến lược đối ngoại tổng thể của quốc gia.
Thông tin đối ngoại phải đảm bảo tính chân thực, chính xác, sinh động, kịp thời, hợp đối tượng. Theo đó, thông tin đối ngoại phải phản ánh đúng sự thật tình hình nước ta nhưng biết cái gì nên nói, cái gì chưa nên nói, cái gì không nên nói;
Chân thực là phải chỉ rõ chúng ta đang khắc phục khó khăn như thế nào, nói khó khăn chính là để làm nổi thêm giá trị của những thành tựu, đây chính là nội dung tư tưởng của thông tin.
Chính xác tức là giới thiệu không chỉ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà phải kèm theo cả tư liệu và số liệu. Tránh những sơ hở gây hiểu lầm, bị lợi dụng, xuyên tạc. Các tư liệu, số liệu cần phải thống nhất.
Sinh động tức là nội dung và hình thức thông tin phải phong phú, hấp dẫn. Ngoài các hình thức truyền thống cần tìm tòi những hình thức mới, hiện đại, dễ truyền bá, sử dụng.
Kịp thời là phải theo sát với tình hình, đáp ứng nhanh yêu cầu của nhiệm vụ, nhu cầu thông tin của những người cần thông tin vì thực tế, “nhận thức luôn ưu đãi nguồn tin đến sớm”
Hợp đối tượng, vì đối tượng có nhu cầu thông tin khác nhau, có khả năng và cách thức tiếp cận thông tin khác nhau, do vậy phải biết phân biệt đối
tượng để có phương thức chuyển tải thông tin có hiệu quả. Cũng cần biết cách kết hợp đặc điểm Việt Nam với đặc điểm của các nước để thông tin cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
2.2.3. Lực lƣợng thực hiện công tác thông tin đối ngoại cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài