Giai đoạn 1996 đến nay

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 52)

Từ sau năm 1995, đất nước ta bước sang một giai đoạn mới: tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Trong bối cảnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, vận động NVNONN trong tình hình mới phải hỗ trợ cao nhất có thể được cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người và nền văn hóa Việt Nam ra thế giới, phát huy cao nhất vai trò và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngày 26/4/1997, Chính phủ ra Nghị định số 37/CP quy định Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài có chức năng quản lý nhà nước và chỉ đạo lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, có vị trí như một Tổng cục, trực thuộc Bộ Ngoại giao. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã chủ trì và phối hợp cùng với các bộ, ban, ngành triển khai nghiên cứu đề xuất nhiều chủ trương, chính sách mới và tiến hành hàng loạt hoạt động hướng vào cộng đồng. Mục tiêu của những hoạt động này là nhằm thu hút đồng bào ta ở nước ngoài gắn bó với quê hương, đất nước và góp phần vào công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, "đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam", thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước và các tổ chức quốc tế với Việt Nam, nâng cao vai trò và ảnh hưởng của Việt Nam trên thế giới.

Ngày 29/12/1998, Thường vụ Bộ Chính trị (khoá VIII) đã ra Thông báo số 188-TB/TW "Về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới" với yêu cầu "ưu tiên cung cấp thông tin đúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới. Tranh thủ họ để qua đó đưa thông tin giới thiệu về Việt Nam ra thế giới. Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức lực lượng trong nước với việc triển khai công tác thông tin ở nước ngoài, giữa thông tin đối nội với thông tin đối ngoại, giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, văn hoá đối ngoại, giữa ngoại giao nhà nước, đối ngoại đảng và đối ngoại nhân dân, tạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại”.

Ngày 26/04/2000, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 10/2000/CT- TTg của “Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại”. Chỉ thị nêu rõ: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống, và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc”.

Triển khai Nghị quyết Đại hội IX về đối ngoại, ngày 27/12/2001, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành Quyết định 16-QĐ/TW "Về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại. Chỉ thị 11 CT/TW đã có vai trò quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam, giúp cho nhân dân thế giới nói chung và cộng đồng NVNONN nói riêng hiểu đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước; góp phần tạo dựng bức tranh về “một Việt Nam hòa bình, hữu nghị, năng động và đổi mới mạnh mẽ, tích cực hội nhập quốc tế và đầy tiềm năng

phát triển”. Cộng đồng NVNONN đã ngày càng hiểu rõ về một Việt Nam năng động và phát triển hội nhập quốc tế, số lượng kiều bào về thăm quê hương không ngừng tăng, nhiều dự án của kiều bào đã đầu tư về nước để hợp tác kinh doanh...

Để đẩy mạnh công tác hỗ trợ và vận động cộng đồng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháng 5/2003, Quỹ Hỗ trợ và vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được thành lập với nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài.

Tình hình cộng đồng NVNONN đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng gắn bó với quê hướng, đất nước. Công tác đối với NVNONN đã có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều chính sách được ban hành nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm lợi ích chính đáng của kiều bào. Tình hình mới đòi hỏi phải tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa trong công tác này nhằm xây dựng, củng cố cộng đồng NVNONN phát triển ổn định và hội nhập tốt với xã hội sở tại, bảo hộ lợi ích chính đáng của đồng bào, động viên và hỗ trợ đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, khuyến khích sự tham gia đóng góp của kiều bào cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để đáp ứng yêu cầu công tác đó và tạo sự nhận thức, tư duy mới về cộng đồng NVNONN và công tác đối với NVNONN, ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là một nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược lâu dài, trong đó Đảng ta đã kế tục những quan điểm cơ bản của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị năm 1993, đồng thời nêu bật tư duy đổi mới về cộng đồng NVNONN và công tác đối với NVNONN. Nghị quyết là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương, đồng bào ở trong và ngoài nước về công tác đối với NVNONN trong

tình hình mới. Đây là Nghị quyết công khai đầu tiên của Đảng về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết thể hiện trước hết ở chỗ nó biểu thị sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác này và quan điểm nhất quán của Đảng khẳng định NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Thứ hai, Nghị quyết là cơ sở chính trị, pháp lí cho việc kiện toàn bộ máy, cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực thi các thể chế pháp luật nhằm thúc đẩy công tác về NVNONN. Thứ ba, việc thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy trong cộng đồng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cùng chung sức xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hùng cường, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Thứ tư, công tác đối với NVNONN góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước, củng cố vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Xuất phát từ quan điểm nhất quán luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác bảo hộ và chăm lo các quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài. Lợi ích của bà con thể hiện trên cả hai mặt là ổn định và phát triển cuộc sống, hội nhập vào đời sống xã hội sở tại; đồng thời, được tạo thuận lợi để duy trì mối liên hệ gắn bó với quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong phạm vi khả năng của mình. Hiểu được một cách thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của bà con thì mới có thể đáp ứng, thể hiện đầy đủ tình cảm và trách nhiệm của Tổ quốc, Đất mẹ đối với những người con xa nhà. Triển khai thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều chính sách, biện pháp đã và đang được các cấp, các ngành phối hợp xây dựng và triển khai trên thực tế, ở

cả trong và ngoài nước. Do đó, quyền lợi chính đáng của kiều bào ngày càng được chăm lo tốt hơn.

Thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đã làm cho thế và lực Việt Nam mạnh lên nhiều so với trước. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế được mở rộng, môi trường hòa bình tiếp tục được duy trì, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập và phát triển. Nhưng đồng thời đất nước cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh thế giới phát triển nhanh chóng, phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch, cơ hội ráo riết chống phá nước ta, đặc biệt chúng lợi dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", tôn giáo", "biên giới, lãnh thổ"… Trước bối cảnh này đòi hỏi công tác thông tin đối ngoại phải có bước chuyển mạnh mẽ về nội dung, phương thức nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác tuyên truyền đối ngoại, vừa bảo đảm tính kịp thời, chính xác, thuyết phục; vừa tăng cường công tác dự báo để có thể giành thế chủ động trong mọi tình huống. Ngày 10/9/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 26-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”. Nội dung Chỉ thị 26-CT/TW là kim chỉ nam, định hướng cho công tác thông tin đối ngoại đến năm 2020 và góp phần quan trọng cho công tác đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động thông tin đối ngoại theo phương châm Chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp với từng đối tượng”, góp phần làm cho thế giới và cộng đồng người Việt Nam ỏ nước ngoài hiểu rõ hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hóa của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam, tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái, phản động, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định trong nước, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

ta chủ trương phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo đó, công tác đối với NVNONN phải đạt được mục tiêu là tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển đất nước, trong đó có nguồn lực NVNONN.

Trong thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền, vận động kiều bào đã được triển khai tích cực với nhiều hình thức, nội dung phong phú gắn với các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước như: tổ chức Chương trình “Xuân Quê hương” vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm; tổ chức các đoàn kiều bào tiêu biểu về dự Quốc giỗ Vua Hùng, Quốc khánh mùng 2/9, tham gia các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” nhằm tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; tham gia Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; tổ chức lấy ý kiến kiều bào đóng góp cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng; giới thiệu đại biểu kiều bào tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII và Mặt trận Tổ quốc các địa phương. Đặc biệt năm 2009, Hội nghị NVNONN lần thứ nhất đã được tổ chức thành công, với sự tham dự của gần 900 đại biểu kiều bào và 500 đại biểu trong nước; kết quả Hội nghị đã biểu dương sức mạnh của tinh thần hoà hợp dân tộc, đoàn kết đồng bào trong và ngoài nước chung sức cùng nhau xây dựng đất nước. Những hoạt động trên đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, gắn bó với cội nguồn dân tộc của kiều bào, từng bước vô hiệu hóa các hoạt động đi ngược lại lợi ích cộng đồng và đất nước.

Đại đoàn kết toàn dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp luôn luôn là truyền thống quý báu của nhân dân ta ở mọi thời kỳ cách mạng làm nên thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong chiến tranh cứu nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay. Vì sự trường tồn của dân tộc, vì sự cường thịnh của đất nước và hạnh phúc của nhân

dân, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và mong muốn cộng đồng NVNONN không ngừng ổn định, vươn lên, hội nhập nước sở tại, nhưng vẫn giữ được bản sắc và phẩm giá của con người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)