Nhóm giải pháp thứ năm: Thu hút, khuyến khích các tổ chức, các doanh nghiệp, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 105)

tham gia, tiến hành các hoạt động thông tin đối ngoại.

+ Cần có các chính sách, chế độ khuyến khích, trợ giúp các tổ chức và nhóm Việt kiều trong việc kinh doanh sách, báo, ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền đối ngoại nói chung, trong đó chú trọng các sản phẩm của các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực trong nước.

+ Phối hợp cung cấp thông tin cho các đại sứ quán, các nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài, nâng cao sức thu hút của các các nhà văn hóa đối với những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, nhất là sinh viên, học sinh; Tăng cường hợp tác trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, chương trình, phối hợp làm phim tài liệu với các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế có uy tín, với các cơ quan báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình tư nhân của bà con Việt kiều tại địa bàn phụ trách.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài in một số báo viết trong nước (những tờ có chất lượng tốt, có nhiều độc giả Việt kiều tìm đọc), ở nước ngoài. Hỗ trợ các kênh phát thanh, truyền hình, báo chí có tư tưởng tích cực trong cộng đồng NVNONN.

+ Các cơ quan báo chí chủ lực của ta cần thiết lập, tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác về cung cấp, trao đổi thông tin, mời đi thăm, đưa tin, viết bài với các cơ quan báo chí, truyền thông của nước ngoài, nhất là các cơ quan có uy tín quốc tế lâu năm như CNN, Time, Washington Post, Xinhua, Kyodo, NHK để tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài nói chung và tới cộng đồng NVNONN nói riêng.

KẾT LUẬN

Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân nhằm làm cho thế giới hiểu về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở đó, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa hiện nay, công tác TTĐN cho NVNONN đóng một vai trò ngày càng to lớn. Bằng lập luận khoa học và từ những kết quả thực tiễn, luận văn đã chỉ rõ tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài. Đó là góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; ổn định chính trị, bảo vệ an ninh đất nước; tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước, củng cố vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; phát triển kinh tế đất nước và giao lưu văn hoá.

Trong những năm qua, công tác TTĐN cho NVNONN đã được chú trọng và được triển khai tích cực, đạt nhiều kết quả, có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TTĐN cho NVNONN vẫn còn nhiều hạn chế. Thông tin chưa chủ động, kịp thời và nhạy bén; chưa thật phù hợp với từng đối tượng và địa bàn khác nhau, tính hấp dẫn và tính thuyết phục chưa cao, năng lực phản bác các thông tin sai trái còn thiếu sắc bén, chậm ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại vào hoạt động thông tin đối ngoại; công tác chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các đơn vị làm công tác TTĐN còn chưa chặt chẽ.

Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục đi vào chiều sâu. Tình hình thế giới đang có những biến đổi nhanh chóng, cạnh tranh thông tin ngày càng quyết liệt, nhu cầu về thông tin của cộng đồng NVNONN ngày càng phong phú, đa dạng. Xuất phát từ yêu

cầu thực tiễn, và thực trạng của công tác TTĐN cho NVNONN, luận văn đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác TTĐN cho NVNONN: Thứ nhất, nâng cao số lượng, chất lượng các TTĐN hướng tới quảng bá hình ảnh về đất nước, con người, văn hoá Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hoá hình thức các hoạt động thông tin đối ngoại đáp ứng nhu cầu được thông tin mọi mặt của NVNONN. Thứ ba, nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại trong đấu tranh

chống các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực phản động nhằm vào cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thứ tư, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại, đặc biệt là vai trò của Internet.

Thứ năm, thu hút, khuyến khích các tổ chức, các doanh nghiệp, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế tham gia, tiến hành các hoạt động thông tin đối ngoại.

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là một sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy sáng tạo, với tinh thần tự lực, tự cường, kết hợp có hiệu quả tiềm năng bên trong và nguồn lực bên ngoài mà quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế mang lại. Để góp phần thiết thực vào quá trình thực hiện thành công những mục tiêu phát triển của đất nước, hơn lúc nào hết, công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng càng trở nên bức thiết, cần được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả với sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương và sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành và đoàn thể.

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)