Đánh giá chung về công tác thông tin đối ngoại thời gian qua

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển mạng lưới phi chính phủ và các phong trào quốc tế đã làm thay đổi môi trường ngoại giao, trong đó, các chính phủ giờ đây phải cạnh tranh quyết liệt với các lực lượng ngoài chính phủ để giành ảnh hưởng tới công luận. Cuộc cạnh tranh đó sẽ càng làm cho công tác thông tin đối ngoại trở nên quan trọng hơn như một công cụ để các chính phủ thực hiện chính sách của mình.

Ở nước ta, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 10/5/1962 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về công tác tuyên truyền đối ngoại” là văn bản đầu tiên đề cập và nhấn mạnh yêu cầu của công tác tuyên truyền đối ngoại phục vụ đất nước. Tiếp sau đó là Chỉ thị của Ban Bí thư số 128-CT/TW ngày 6/6/1966 “Về tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại”, trong đó đã đề ra phương hướng, phương thức và các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tăng cường, đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền đối ngoại kể từ sau Chỉ thị 45-CT/TW.

Từ sau Đại hội VI của Đảng, hoạt động đối ngoại của Đảng bắt đầu có nhiều khởi sắc. Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại được đẩy mạnh một bước với Chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/6/1992 về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”.

Chỉ thị 11-CT/TW ra đời trong bối cảnh tình hình cách mạng nói chung và hoạt động đối ngoại nói riêng đang đứng trước những chuyển biến hết sức to lớn. Chỉ thị 11-CT/TW đã ghi rõ những nội dung chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại cần hướng tới là tuyên truyền về “Đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta, những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc đáng chú ý về kinh tế, chính trị

xã hội; chính sách đối ngoại, kể cả chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước; Thông tin về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hoá lâu đời, hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Về thông tin đối ngoại trong đấu tranh dư luận, chống “diễn biến hoà bình”, Chỉ thị 11 nêu rõ: "Thông tin đối ngoại cần kịp thời phê phán, bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hoá phản động, đồi truỵ, kích động bạo lực”.

Gần 20 năm qua, Chỉ thị 11 đã được quán triệt và triển khai thực hiện rộng khắp trong tất cả các cấp bộ, ngành, các đơn vị làm công tác TTĐN từ Trung ương đến địa phương trong cả nước, công tác TTĐN đã lớn mạnh cả về qui mô, số lượng, lực lượng, đối tượng, địa bàn và phương thức tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Quán triệt kịp thời sự chỉ đạo của Thường vụ Bộ Chính trị, ngày 26/4/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 10/2000/CT-TTg “Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác Thông tin đối ngoại”. Chỉ thị nhấn mạnh rằng trong xu thế hội nhập quốc tế chung hiện nay hơn lúc nào hết, công tác TTĐN càng trở nên bức thiết, cần phải được triển khai một cách đồng bộ, thiết thực và có hiệu quả với sự chỉ đạo của Trung ương và sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành và các địa phương.

Nhận thức về tầm quan trọng của công tác TTĐN ngày càng được nâng cao. Để tăng cường hiệu quả của thông tin đối ngoại, ngày 10/9/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 26-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”, theo đó, xác định thông tin đối ngoại là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với phương châm

thông tin, phối hợp hành động giữa Bộ Ngoại giao với Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ban ngành đã từng bước được cải tiến, phát huy hiệu quả trong việc cung cấp và định hướng thông tin, nhất là trước các sự việc phức

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)