Phƣơng tiện thực hiện công tác thông tin đối ngoại cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)

Chỉ thị 26 CT/TW ngày10/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới” xác định: “Huy động mọi lực lượng, mọi khả năng để mở rộng và đa dạng hoá các phương thức thông tin đối ngoại” [5].

Hoạt động TTĐN ngày càng mở rộng với các phương thức đa dạng, phong phú. Căn cứ vào tình hình cụ thể, trong từng giai đoạn, đối với từng địa bàn, các hình thức hoạt động TTĐN cần được sử dụng sáng tạo, chủ động và linh hoạt. Có thể phân chia thành hai nhóm: thông tin đối ngoại trực tiếp và thông tin đối ngoại gián tiếp.

Thông tin đối ngoại trực tiếp, đó là thông qua các cuộc tiếp xúc với nước ngoài, các Hội nghị, Hội thảo quốc tế, Diễn đàn song phương và đa phương; ra tuyên bố, tổ chức họp báo thường kỳ và họp báo về một chủ đề nhất định; tiếp xúc trả lời phóng viên báo chí nước ngoài, viết bài trên báo chí nước ngoài hoặc báo chí đối ngoại của ta; quản lý hướng dẫn và cung cấp thông tin qua các cuộc briefing (thông báo ngắn) cho phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; phân phát, phổ biến sách báo, tài liệu cho nước ngoài, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các cuộc triển lãm, chiếu phim, ngày Việt Nam, tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Thông tin đối ngoại gián tiếp là TTĐN qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử, điện ảnh… Đây là loại hình thông tin đối ngoại được khai thác phổ biến nhất, hiệu quả nhất hiện nay.

Hiện nay ở nước ta có 4 loại hình báo chí đang hoạt động. Đó là báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử trên Internet. “Tính đến năm 2009, cả nước có

706 cơ quan báo chí in và 528 tạp chí. Trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình, cả nước hiện có 67 đài phát thanh - truyền hình gồm 3 đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương (VTV, VTC, VOV) và 64 đài phát thanh – truyền hình ở các địa phương, riêng thành phố Hồ Chí Minh có 2 đài là Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 21 báo điện tử, 160 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí in và hàng ngàn trang điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, hội, hiệp hội, các doanh nghiệp”[20, tr.25].

Lực lượng các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực của Việt Nam làm công tác TTĐN đối với cộng đồng NVNONN:

+ Tạp chí Quê Hương của Uỷ ban Nhà nước về NVNONN: Phát hành mỗi năm 12 số. Năm 1997, tạp chí Quê Hương điện tử là tờ báo đầu tiên hoà mạng Internet phục vụ cộng đồng người NVNONN, được kiều bào rất hoan nghênh. Hiện nay, tạp chí Quê Hương điện tử cập nhật và phát trên mạng hàng ngày, có hàng triệu lượt truy cập. Ngoài đưa tin về tình hình đất nước, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình cộng đồng..., tạp chí còn là nơi giải đáp thắc mắc của bà con về những vấn đề liên quan đến cộng đồng. Hiện nay, tạp chí Quê Hương điện tử mở thêm chuyên mục "Trí thức kiều bào", là nơi tôn vinh các tấm gương trí thức người Việt ở nước ngoài đồng thời là nơi chia sẻ những kinh nghiệm sống và làm việc, là nơi tập trung ý kiến đóng góp của trí thức kiều bào.

+ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN): TTXVN là cơ quan thông tấn báo chí chủ lực của Việt Nam có 10 đơn vị tham gia làm thông tin đối ngoại, có vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam

+ Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam:

Đây là kênh truyền hình đối ngoại chủ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng

NVNONN. VTV4 đang là kênh truyền hình có uy tín hàng đầu trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

+ Đài Tiếng nói Việt Nam: Hiện nay Đài Tiếng nói Việt Nam có đủ các loại hình báo chí với 5 hệ phát thanh, hệ phát thanh có hình, báo điện tử VOVNews và báo in "Tiếng nói Việt Nam". Hệ phát thanh đối ngoại VOV5 phát 11 chương trình phát thanh bằng ngoại ngữ và một chương trình tiếng Việt cho Việt kiều.

+ Tạp chí Cộng sản: Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cùng với Tạp chí cộng sản in mỗi tháng 1 kỳ, còn có Chuyên đề cơ sở, Chuyên san Hồ sơ-Sự kiện, Tạp chí Cộng sản điện tử.

+ Báo Nhân dân:Là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, Báo Nhân dân được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế và cộng đồng NVNONN, của báo chí Việt Kiều tại hải ngoại, liên quan đến những vấn đề chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề quan trọng, nhạy cảm.

+ Báo Quân đội nhân dân: Hiện có 4 ấn phẩm: Báo Quân đội nhân dân (QĐND) hàng ngày, báo QĐND cuối tuần, Tạp chí "Sự kiện và Nhân chứng", báo QĐND điện tử. Là một trong những tờ báo chính trị hàng đầu của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực tuyên truyền hoạt động đối ngoại quân sự và đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực cơ hội, thù địch.

+ Báo Công an nhân dân: Báo CAND là cơ quan ngôn luận của ngành công an, hoạt động thông tin về lĩnh vực anh ninh quốc gia, trật tự xã hội và xây dựng lực lượng công an. Trong những năm gần đây, nhờ tích cực đổi mới hình thức thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm, đã vươn lên trở thành một trong những tờ báo chủ lực của báo chí Việt Nam, có vị thế ảnh hưởng ngày

càng lớn, đóng góp tích cực vào thực hiện những nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại của đất nước.

Cùng với một số đơn vị báo chí, truyền thông quan trọng khác như: Tạp chí Thông tin đối ngoại, báo Sài gòn Giải phóng, báo Hà Nội mới, báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ... những cơ quan báo chí nói trên chính là những đơn vị đóng vai trò chủ lực trong công tác TTĐN đối với cộng đồng NVNONN trong những năm vừa qua.

Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực chủ quan và bước đầu phối hợp của nhiều cơ quan, phát huy khả năng của những phương tiện kỹ thuật mới, công tác thông tin đối ngoại cho NVNONN trên mạng Internet, báo chí, văn hoá phẩm và các tài liệu tuyên truyền khác đã có bước chuyển biến đáng kể. Cho đến nay, các báo lớn, báo điện tử, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam đều có trang tin hoặc chương trình, chuyên mục riêng dành cho NVNONN phản ánh cuộc sống, tâm tư của kiều bào.

Nhìn chung, nhờ có hệ thống báo chí phong phú, đa dạng nên đã có điều kiện để chuyển tải các thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước cũng như thông tin về tình hình trong nước và quốc tế đưa ra nước ngoài ngày càng kịp thời, toàn diện hơn, giúp cho nhân dân thế giới và cộng động người Việt Nam ở xa Tổ quốc có được những hiểu biết đúng đắn về tình hình Việt Nam, tranh thủ ngày càng rộng rãi sự đồng tình ủng hộ của họ đối với công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Việc huy động mọi lực lượng để mở rộng và đa dạng hoá các phương thức thông tin đối ngoại toàn diện hơn, hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, sâu sát và phù hợp với từng đối tượng. Từ đó góp phần tạo dựng hình ảnh về một Việt Nam “hoà bình, hữu nghị, năng động và đổi mới mạnh mẽ, tích cực hội nhập quốc tế và đầy tiềm năng phát triển” [43, tr.3].

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)