Công tác tiếng Việt

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 88)

Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một vấn đề hết sức quan trọng đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Sinh hoạt trong những môi trường khác lạ với nhiều vất vả, khó khăn, cộng đồng người Việt Nam vẫn trụ vững được và ngày càng ổn định, nhờ vào khả năng hội nhập vào xã hội mới, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng và những mối dây gắn bó với quê hương, Tổ quốc, nhờ những giá trị văn hoá Việt Nam cao đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam xa xứ, biểu hiện qua niềm tự hào về truyền thống lịch sử, qua việc gìn giữ những nét đẹp trong phong tục, tập quán,... Những giá trị văn hoá ấy hình thành và thấm sâu vào mỗi con người Việt Nam qua nhiều năm tháng bằng nhiều nguồn khác nhau, mà một trong những phương tiện hữu hiệu nhất chính là tiếng Việt. Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ thân thương, vừa thể hiện rõ những nét đặc trưng của dân tộc, vừa góp phần bảo tồn nền văn hoá dân tộc. Nhằm hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn và phát triển tiếng nói

dân tộc, đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được triển khai.

Đề án "Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/3/2004. Nhìn chung, đa số người Việt Nam sống tại những nước này luôn hướng về đất nước, ủng hộ công cuộc đổi mới tại quê hương. Với tấm lòng hướng về cội nguồn, quê hương, kiều bào ta nói chung rất quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ con cháu. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Việt lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của nước sở tại, của cá nhân thế hệ con cháu người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây. Các nước này không cấm việc duy trì và phát triển ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc sinh sống tại đây. Nhiều bậc cha mẹ tuổi trung niên và các em học sinh, vì quá bận với công việc làm và học tập hàng ngày, cho rằng việc học tiếng Việt không thiết thực. Trong khi đó, lại có một bộ phận người Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển tiếng Việt và văn hoá Việt cho những người Việt Nam xa xứ. Vì vậy, việc dạy và học tiếng Việt đã và đang diễn ra tại các nước này dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Ví dụ như tiếng Việt được đưa vào dạy tại trường đại học, trường phổ thông hoặc tại các trung tâm, các nhà riêng của các hội đoàn Việt kiều,... Do đó, chất lượng dạy và học tiếng Việt tại các nước này cũng rất khác nhau.

Số học sinh đang được học tiếng Việt như một môn học trong hệ thống nhà trường của nước sở tại (chính quy) không nhiều mà số người học tiếng Việt trong các lớp học do các hội đoàn Việt kiểu tổ chức nhiều hơn và đa dạng hơn: có cả người Việt Nam thuần tuý, có cả người Việt lai, có cả người nước ngoài ở mọi độ tuổi khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người học, Đề án đã xây dựng hai bộ chương trình cho đối tượng là thanh thiếu niên và đối tượng là người lớn.

Chương trình dạy tiếng Việt trên sóng phát thanh và truyền hình cũng được xây dựng và triển khai trên Đài Tiếng nói Việt Nam (kênh VOV2 và kênh Đối ngoại) và Đài Truyền hình Việt Nam (Chương trình VTV4).

Hai bộ sách “Tiếng Việt vui” dành cho thanh thiếu niên và “Quê Việt” dành cho người lớn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, in thử nghiệm và mang đi dạy thử tại một số nước như: Thái Lan, Cộng hòa Pháp, bang California, Mỹ và một số nước châu Âu.

Không chỉ tập huấn cho giáo viên dạy tiếng Việt ở nước ngoài, Đề án còn mời các giáo viên đến từ Campuchia, Lào và Thái Lan về trong nước tập huấn phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện một số hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc dạy và học tiếng Việt như:

- Gửi tặng bà con Việt kiều tại hai tỉnh Nakhon Phanom và Nọng Khai một số tài liệu dạy và học tiếng Việt, truyện thiếu nhi, đĩa hình CD ca nhạc, Bản đồ Việt Nam, Bản đồ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Cờ Việt Nam và Thái Lan,... Việc này, hiện nay đã trở thành việc làm thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi khi có yêu cầu từ phía bà con Việt kiều hoặc có đoàn công tác đi nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều mang theo sách và tài liệu dạy và học tiếng Việt để tặng bà con.

- Cử giáo viên sang dạy tiếng Việt tại Thái Lan và Lào. Hiện nay, tại Thái Lan có 1 giáo viên đang dạy tiếng Việt tại Trường Trung học Pathunthep ở tỉnh Nọng Khai và 14 giáo viên đang dạy tiếng Việt tại Lào. Việc cử giáo viên trong nước sang dạy tiếng Việt đã cổ vũ rất lớn tinh thần của bà con Việt Nam sinh sống tại đây. Ở Thái Lan, Trường Trung học Pathunthepwit đã đưa bộ môn tiếng Việt vào giảng dạy như một môn học chính thức của học sinh và sẽ dạy lâu dài; đồng thời dành cho bộ môn tiếng Việt một phòng riêng để phục vụ cho việc học tập.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phần lớn đều hướng về Tổ quốc và muốn đóng góp xây dựng đất nước. Công cụ ngôn ngữ, tiếng Việt, sẽ góp phần giúp những người Việt Nam xa quê hương gần gũi nhau hơn, gần gũi với quê hương, đất nước hơn. Chính vì vậy, đề án "Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài" đóng góp một phần vào việc duy trì và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.

Xác định việc dạy và học tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa lâu dài trong công tác cộng đồng, nhất là đối với thế hệ trẻ kiều bào, theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm về Đề án “Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ nay đến năm 2020”, Uỷ ban Nhà nước về NVNONN đã xây dựng Dự án “Thí điểm đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với cộng đồng người Việt Nam ở Lào, Campuchia, Nga, Séc, Mỹ và Canada”. Dự án thí điểm nhằm mục tiêu: đánh giá về tình hình cộng đồng, nhu cầu học tiếng Việt, thực tiễn dạy, học và các hoạt động liên quan đến hoạt động dạy, học, phát triển hội đoàn liên quan đến tiếng Việt; tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ hội đoàn và đội ngũ giáo viên về công tác tiếng Việt nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cho các cán bộ, giáo viên dạy tiếng Việt và cung cấp một số kỹ năng về công tác cộng đồng. Việc triển khai Dự án thí điểm sẽ làm cơ sở cho việc hoàn thiện Đề án, kết hợp với việc đánh giá các hoạt động hỗ trợ mà Nhà nước ta đang tiến hành nhằm hỗ trợ đồng bào ở xa Tổ quốc giữ gìn ngôn ngữ của cội nguồn.

Công tác tiếng Việt là một khái niệm mới, có nội hàm bao gồm các tất cả các hoạt động có nội dung công tác cộng đồng, liên quan đến tiếng Việt, trong đó có việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, truyền bá tiếng Việt mới nhằm duy trì tiếng Việt, gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc cho NVNONN nhằm trực tiếp và gián tiếp góp phần ổn định cuộc sống, xây dựng phong trào học và phổ biến tiếng Việt, phát triển mạng

lưới dạy và học tiếng Việt của NVNONN, đồng thời góp phần truyền bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

2.4. Đánh giá chung về công tác thông tin đối ngoại cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 88)