quyền cách mạng non trẻ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cũng từ đây, công tác thông tin tuyên truyền vận động kiều bào có những bước phát triển mới.
Ngay từ khi còn bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng xây dựng các cơ sở Việt kiều yêu nước ở nhiều nơi. Tại Pháp, năm 1919, Người đã thành lập Hội Ái hữu người An Nam yêu nước, là hạt nhân của phong trào Việt kiều yêu nước và là tiền thân của Hội người Việt Nam tại Pháp ngày nay. Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Người đã tổ chức "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội" vào năm 1924. Tại Phichit, Thái Lan, chi hội Việt kiều yêu nước đầu tiên được thành lập vào năm 1926, sau mở rộng ra những nơi khác có đông người Việt sinh sống như Lào, Campuchia…
Để tránh sự truy lùng và đàn áp dã man của kẻ thù ở trong nước, nhiều đảng viên và các vị lãnh đạo của Đảng đã xuất dương đi hoạt động nhiều năm tại các cơ sở cách mạng trong kiều bào, đặc biệt ở Pháp, Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác với sự đùm bọc, chở che của bà con kiều bào. Các thế hệ cán bộ đầu tiên của Đảng đã đồng cam, cộng khổ cùng kiều bào, chia sẻ nỗi đau của dân tộc đang sống dưới ách nô lệ, khơi dậy tinh thần cách mạng trong những người con xa xứ.
Nắm vững nguyên lý "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", Đảng đã vận động và phát động quần chúng chớp thời cơ tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong phong trào đấu tranh cách mạng đó có sự đóng góp tiền của và tham gia tích cực của nhiều bà con kiều bào, nhiều người tình nguyện về nước chiến đấu. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, công tác dân vận của Đảng, trong đó có công tác kiều vận, đã được triển khai tích cực.