Số lượng giáo viên tuổi sắp về hưu cao nên khả năng tiếp cận công nghệ thông tin chậm.
Một số trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy – học còn thiếu vì vậy công tác giảng dạy của giáo viên bị hạn chế.
Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường tuy đã được xây dựng đúng với quy định nhưng chất lượng của kế hoạch chưa tốt, việc thực hiện kế hoạch trong từng tháng, từng tuần chưa đảm bảo do đó chất lượng của KTNBTH chưa tốt.
Các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ trường học làm việc chưa đều tay, việc xếp loại tay nghề giáo viên chưa thật sự chính xác đặc biệt là những môn chuyên biệt như Mĩ thuật, Âm nhạc,...
Việc kiểm tra nội bộ trường học vẫn chưa tác động nhiều đến ý thức của một số giáo viên, làm cho họ chưa thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra.
Một số giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy học trên lớp còn các hoạt động khác chưa thực sự quan tâm.
Việc kiểm tra còn mang nặng tính hình thức và thiếu tính hiệu quả.
Việc sử dụng phương tiện dạy của một số giáo viên chưa có hiệu quả đặc biệt là các thiết bị hiện đại. Đồng thời việc bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị dạy học chưa đảm bảo.
Thư viện trường học hoạt động chưa có hiệu quả.
Trình độ và điều kiện kinh tế của phụ huynh không đồng đều nên việc phối kết hợp giáo dục học sinh ở 1 số phụ huynh còn hạn chế.
* Nguyên nhân khó khăn:
Do thời gian đầu năm học, cuối học kì, cuối năm học công việc nhiều chiếm hết thời gian và kế hoạch. Đội ngũ trong ban kiểm tra đều là những giáo viên cốt cán của trường, của phòng nên thường xuyên được điều động đi công tác đột xuất. Chính vì vậy, tuy đã lên kế hoạch kiểm tra từ đầu năm, đầu tháng, đầu tuần nhưng kế hoạch vẫn không thực hiện được dẫn đến trình trạng dồn dập, kế hoạch kiểm tra chồng chéo và hiệu quả không cao.
Do một số ít thành viên trong ban kiểm tra nghiên cứu yêu cầu, nội dung kiểm tra chưa thật kĩ, chưa thật sự nắm bắt chuyên môn của tất cả các khối lớp nên việc xếp loại giáo viên vẫn chưa thật chính xác, chưa làm cho giáo viên thực sự nể phục.
Do số lượng thành viên trong ban kiểm tra ít, phải kiểm tra nhiều giáo viên nên việc sắp xếp thời gian để góp ý, phân tích các tiết dạy chưa thật hợp lí, việc góp ý còn qua loa, chiếu lệ, nể nang nhau. Do vậy, một số giáo viên, nhân viên chưa thấy được mặt hạn chế của mình để điều chỉnh.
Trong thực tế, cách đánh giá của các thành viên trong ban kiểm tra chỉ nhằm mục đích giữ kĩ luật nên mang nặng yếu tố đánh giá theo chuẩn mực” chỉ quan tâm đến đối tượng thực hiện đúng hay không đúng các quy định, hướng dẫn, mới chỉ dừng lại ở chỗ chỉ ra mặt mạnh, mặt hạn chế của đối tượng kiểm tra so với chuẩn và xếp loại. Hiệu trưởng chưa chú ý đến cách đánh giá, còn kiểm tra viên vận dụng chuẩn còn lúng túng, không có sự đồng nhất nên việc định lượng để đánh giá tiết dạy ít được các thành viên áp dụng.
Một số giáo viên tuy đã có chứng chỉ B tin học nhưng việc sử dụng máy tính chưa thành thạo lại ít học hỏi đồng nghiệp. Mặt khác, nhân viên quản lí thiết bị dạy học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí thiết bị sơ sài nên trong việc sắp xếp thiết bị dạy
học chưa khoa học, chưa hiểu sâu nguyên lí hoạt động của một số thiết bị, các phòng học bộ môn quá cũ nên việc bảo quản cơ sở vật chất-thiết bị dạy học chưa đảm bảo.
Nhân viên thư viện được đào tạo chuyên nghiệp và có nghiệp vụ thư viện giỏi nhưng do điều kiện kinh tế của nhà trường nên việc mua sắm sách tham khảo ít. Mặt khác, do điều kiện cơ sở vật chất nên phòng thư viện còn chật hẹp. Chính vì vậy, việc hoạt động của thư viện chưa có hiệu quả.