Hiệu trưởng cần phải hiểu và triển khai thực hiện tốt các Thông tư, Chỉ thị, Công văn hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường.
Người Hiệu trưởng phải có nhận thức sâu sắc về hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn – nghiệp vụ quản lý, kiểm tra, tự kiểm tra đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục gắn với xã hội trong giai đoạn hiên nay.
Đối với việc tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường:
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên học tập văn bản theo quy định.
Thông tư 43/2006/TT-BGD&ĐT. Về Hướng dẫn Thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
Số 06/2006/QĐ-BNV Quyết định về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập và số 3040/BGD&ĐT- TCCB Hướng dẫn một số điều trong “ Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập”.
Điều lệ trường trung học cơ sở và các chuẩn kiểm tra đánh giá giáo viên. Nghị quyết Đảng về giáo dục đào tạo và khoa học môi trường.
Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về nâng cao trình độ chyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý.
Thường xuyên cập nhật những thông tin, trau dồi kiến thức quản lý và phương pháp KTNBTH thông qua học hỏi đồng nghiệp, đặc biệt là tìm hiểu cách thức kiểm tra của Hiệu trưởng trường bạn để học tập và rút kinh nghiệm.
Học tập quy chế dân chủ trong cơ quan trường học.
Quán triệt chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư, v/v xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Tổ chức học tập trong đội ngũ nhà giáo về các văn bản của ngành liên quan đến vấn đề kiểm tra nội bộ thông qua các buổi họp hội đồng và sinh hoạt chuyên môn của trường .
Quán triệt đường lối chủ trương, chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Sự nghiệp Giáo dục.
Tăng cường lý tưởng cách mạng của Đảng trong đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Từ đó, giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Biến các văn bản pháp quy của ngành, những nội quy quy định của nhà trường thành ý thức tự giác, tự nguyện, hoàn thành trách nhiệm cá nhân của nhà giáo.