Điều kiện thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 49 - 50)

Cơ quan quản lý cấp trên phải tạo điều kiện để Hiệu trưởng, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn về KTNBTH, phải thường xuyên quan tâm đến sự phát triển nhận thức về KTNBTH.

Từ cán bộ quản lý đến giáo viên, nhân viên đều phải có ý thức tự giác bồi dưỡng nhận thức về KTNBTH và thực hiện tốt những công việc được giao.

3.2.2. Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cho cán bộ quản lý cho cán bộ quản lý

a) Mục đích của biện pháp

Giúp cho Hiệu trưởng trường tiểu học chủ động xây dựng kế hoạch KTNBTH phù hợp với các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, và thực tiễn của nhà trường và xác định rõ mục tiêu cụ thể của hoạt động KTNBTH.

Tạo hành lang pháp lý để kiểm tra viên thực hiện tốt nhiệm vụ, phát huy quyền dân chủ thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của kiểm tra viên.

b) Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng, Ban kiểm tra và các thành viên trong nhà trường chủ động được kế hoạch kiểm tra trong suốt năm học, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu về số lượng của các cá nhân, các tập thể được kiểm tra.

Kế hoạch kiểm tra của trường là một bộ phận hữu của kế hoạch năm học, đồng thời là một mắt xích trọng yếu của chu trình quản lí. Vì vậy, kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng đồng thời với kế hoạch năm học. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra cần phải:

Phát huy mọi khả năng và điều kiện thuận lợi, khắc phục những điểm hạn chế như đã phân tích ở thực trạng.

Xây dựng kế hoạch tư tưởng đến các đoàn thể, tổ khối, kế hoạch tháng, tuần đầy đủ, kiểm tra theo từng mốc thời gian.

Xây dựng kế hoạch phải chi tiết phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi.

Kế hoạch phải được xây dựng sớm vào đầu tháng 9 để niêm yết tại phòng hội đồng.

Chú ý cần cụ thể hoá kế hoạch tháng cho phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể ở trường.

Khi lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học Hiệu trưởng cần lưu ý đến việc củng cố, xây dựng tốt tuyến kiểm tra trung gian (tuyến tổ khối). Nếu tuyến trung gian được xây dựng tốt, có năng lực, nhiệt tình thì giúp hiệu trưởng đánh giá khá chính xác kết quả kiểm tra của giáo viên đặc biệt đối với những bộ môn chuyên như: Hát nhạc, mỹ thuật, anh văn.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 49 - 50)