Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 50 - 52)

Đầu năm học Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNBTH thông qua ý kiến của Ban kiểm tra dựa trên chỉ tiêu phấn đấu chung trong năm học của nhà trường.

Nghiên cứu các văn bản pháp quy, các hướng dẫn thực hiện về hoạt động kiểm tra của các cấp lãnh đạo, nhất là hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc để Hiệu trưởng soạn thảo các văn bản chỉ đạo, lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng chế độ kiểm tra.

Đánh giá chính xác, khách quan thực trạng giáo dục nhà trường để có cơ sở quy định thể thức làm việc, phân công nhiệm vụ, thời gian, quy trình tiến hành.

Kế hoạch KTNBTH phải làm rõ các nội dung sau:

Xác định các hoạt động cơ bản và xác định thứ tự các hoạt động sẽ thực hiện Xác định các quỹ thời gian cho việc thực hiện từng hoạt động

Phân công trách nhiệm cho các nhóm, cá nhân phụ trách và thực hiện Quy định cơ chế phối hợp giữa các nhóm hoặc cá nhân

Xác định yêu cầu, chuẩn kiểm tra, đánh giá tương ứng với các công việc Quy định chế độ báo cáo kết quả thực hiện công việc.

Sơ đồ hóa kế hoạch KTNBTH và công khai ở văn phòng nhà trường ngay từ đầu năm học để mọi thành viên nắm rõ, chủ động thực hiện các nội dung công việc.

Kế hoạch kiểm tra năm được ghi toàn bộ các đầu việc theo thứ tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau:

Biểu mẫu 3.1: Kế hoạch kiểm tra năm học

Tháng Đối tượng kiểm tra Nội dung kiểm tra Phương pháp kiểm tra Người kiểm tra 09/2011 10/2011 08/2012

Kế hoạch kiểm tra tháng: dựa vào kế hoạch kiểm tra năm nhưng cần chi tiết công việc, đối tượng, thời gian cụ thể:

Biểu mẫu 3.2: Kế hoạch kiểm tra tháng

tượng kiểm tra kiểm tra pháp kiểm tra thức kiểm tra kiểm tra Tuần 1 (từ … đến) Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Kế hoạch kiểm tra tuần: được ghi chi tiết cụ thể đối tượng (cá nhân, đơn vị) được kiểm tra, nội dung cụ thể, thời gian, lực lượng kiểm tra… một cách công khai ở văn phòng nhà trường.

Kế hoạch tự kiểm tra của Hiệu trưởng phải có định hướng rõ ràng về hoạt

động tự kiểm tra và phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động này.

Sau khi xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KTNBTH.

d) Điều kiện để thực hiện biện pháp

Người hiệu trưởng cần phải có năng lực, tầm nhìn xa trông rộng của về thực trạng và sự phát triển của nhà trường.

Kế hoạch KTNBTH phải cụ thể, không chồng chéo với kế hoạch khác của nhà trường, của cấp trên.

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới cách thức tổ chức lực lượng kiểm tra nội bộ trường học trường học

a) Mục đích của biện pháp

Nhằm lựa chọn lực lượng kiểm tra có trình độ và năng lực, có chuyên môn giỏi đồng thời có kĩ năng đánh giá, nhận xét và đưa ra những ý kiến điều chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác KTNBTH.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w