Nội dung biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 52 - 55)

Lực lượng KTNBTH có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng của công tác KTNBTH. Lực lượng KTNBTH là người trực tiếp tham gia vào hoạt động KTNBTH, chỉ đạo, đôn đốc tập thể cán bộ, giáo viên thực hiện KTNBTH, đưa ra các phương pháp, phát hiện các sai sót và tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề về công tác KTNBTH. Thông qua việc lựa chọn lực lượng sẽ tạo điều kiện và cơ hội để tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên có điều kiện để phát huy khả năng và năng lực của mình để tiến xa hơn trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Phát huy tính dân chủ trong hoạt động KTNBTH trong quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động của nhả trường.

Do vậy, chính lực lượng KTNBTH là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng của hoạt động này. Muốn công tác KTNB đạt hiệu quả cao thì trước hết phải có đội ngũ kiểm tra viên có trình độ chuyên môn giỏi và nghiệp vụ kiểm tra tốt, hiểu được trách nhiệm của mình, đánh giá được đúng người, đúng việc, phát hiện nhanh những sai phạm để kịp thời điều chỉnh uốn nắn. Đồng thời dự báo được xu hướng phát triển các lĩnh vực trong các hoạt động trong nhà trường. Để đáp ứng được yêu cầu này phải hết sức coi trọng hoạt động xây dựng đội ngũ kiểm tra viên và không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho họ,

Xây dựng đội ngũ kiểm tra viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đủ sức thực hiện mục tiêu và kế hoạch KTNBTH của nhà trường.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho Ban kiểm tra, khuyến khích họ tự học, tự bồi dưỡng.

c) Cách thức thực hiện

Dựa vào kế hoạch KTNBTH của nhà trường, Hiệu trưởng hàng năm xây dựng lực lượng kiểm tra là những người có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi đã qua giảng dạy ít nhất 3 năm.

Hàng năm, Hiệu trưởng tổ chức các buổi tọa đàm, trưng cầu ý kiến của cán bộ, nhân viên về việc xây dựng lực lượng kiểm tra để tạo điều kiện cơ hội cho các cán bộ, giáo viên có khả năng tham gia vào ban kiểm tra công tác KTNBTH.

Trước hết, Hiệu trưởng cần phải làm cho Ban kiểm tra nhận thức đúng về KTNBTH: Kiểm tra phải nhằm vào công việc chứ không phải nhằm vào con người Có chế độ tập huấn, cung cấp tài liệu, bồi dưỡng về kỹ năng kiểm tra (xử lý các tình huống trong lúc kiểm tra, cách góp ý, đánh giá kết quả…) cho các kiểm tra viên thông qua các hình thức hội thảo, tọa đàm, báo cáo kinh nghiệm…

Yêu cầu các kiểm tra viên tự nghiên cứu tài liệu, đề xuất cách tiến hành, nêu những căn cứ có liên quan để sử dụng trong kiểm tra.

Sau mỗi lần kiểm tra nội bộ trường học, Ban kiểm tra tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm. Có cơ chế khen thưởng, kỷ luật, đề cử, miễn nhiệm đối với cán bộ giáo viên tham gia hoạt động kiểm tra làm trái nguyên tắc nghiệp vụ của kiểm tra viên.

Đối với cán bộ quản lý: việc phân công phụ trách phải rõ người, rõ việc, sắp xếp bố trí công việc đúng theo năng lực, sở trường của từng người, có kiểm tra, đôn đốc thật cụ thể, không chung chung trừu tượng.

Cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ của các kiểm tra viên: thu thập và xử lý thông tin về đối tượng kiểm tra đảm bảo cho bộ phận trực tiếp theo dõi quản lý nắm được thông tin chính xác, kịp thời, cụ thể, tham mưu để đánh giá đúng đối tượng kiểm tra.

Nâng cao nghiệp vụ kiểm ra về tất cả các phương diện, thực hiện phương châm mỗi người thạo một việc, làm tốt nhiệm vụ chính được phân công, đồng thời phải biết làm những việc có liên quan, để khi cần thiết hỗ trợ thay thế công việc cho nhau.

Nhà trường phải tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần có thể cho cho các kiểm tra viên làm tốt công việc của mình: cơ sở vật chất phục vụ cho tập huấn, thời

gian, địa điểm và các điều kiện về tài chính, kinh phí bồi dưỡng cho các kiểm tra viên, miễn giảm tỷ lệ giờ chuẩn…

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cũng như Ban kiểm tra nhận thức tầm quan trọng của nâng cao nghiệp vụ KTNBTH để đánh giá chính xác, khách quan, công bằng.

Trong kế hoạch KTNBTH của hiệu trưởng cần coi việc lựa chọn đội ngũ là một khâu quan trọng trong quá trình KTNBTH.

Hiệu trưởng cần có cách nhìn đúng đắn, khách quan, trung thực về đội ngũ được lựa chọn để phục vụ cho công việc của mình.

3.2.4. Biện pháp 4 : Rút ra bài học kinh nghiệm ngay sau khi có kết quả công tác kiểm tra nội bộ trường học. công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 52 - 55)