Thực trạng tiến hành kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Trung – Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 31 - 33)

Kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái sai trong quá trình thực hiện và kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Hiệu trưởng căn cứ vào các thông tư, chỉ thị , các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào các quy định, quy chế chuyên môn; Căn cứ vào thực tế nhà trường xây dựng chuẩn đánh giá. Trên thực tế, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang trung tùy vào từng nội dung KTNBTH mà đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra. (Xem bảng phần phụ lục)

Công tác kiểm tra nội bộ tại trường Tiểu học Quang trung bao gồm: Kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, và kiểm tra toàn diện.

Bảng 2.6: số lượng giáo viên được kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề

STT Hình thức kiểm tra Tổng số GV Số GV được kiểm tra 1 Đột xuất 29 20 2 Chuyên đề 29 29 3 Toàn diện 29 18

Nội dung kiểm tra:

a. Kiểm tra kế hoạch của tổ khối chuyên môn, việc triển khai thực hiện kế hoạch và kết quả đánh giá chất lượng thực hiện kế hoạch.

b. Kiểm tra thực trạng chất lượng của giáo viên và học sinh: * Kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên:

Hồ sơ, sổ sách: Việc triển khai thực hiện kế hoạch của tổ, của nhà trường.Tiến độ chương trình, chế độ cho điểm và cách đánh giá xếp loại học sinh,, …

Dự giờ, đánh giá tiết dạy: Việc sử dụng thiết bị dạy học, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, kết hợp giáo dục tích hợp trong tiết dạy, khai thác mở rộng kiến thức để bồi dưỡng đối tượng học sinh giỏi, khích lệ để học sinh yếu hứng thú tích cực học tập,…

Công tác chủ nhiệm và các hoạt động ngoại khóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh: Việc triển khai hiệu quả các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của tổ, nhà trường. Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt lớp, tạo sân chơi bổ ích hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực dân chủ. Phối hợp có hiệu quả giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong việc quản lí giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh chậm tiến.

* Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh:

Chất lượng học tập: Thông qua khảo sát giờ dạy (Phiếu điều tra), Các kiến thức học sinh trong quá trình trả lời kiến thức mà giáo viên đưa ra, sự sáng tạo trong giờ học,…

Chất lượng giáo dục: Việc thực hiện nề nếp của học sinh, tác phong giao tiếp, ứng xử, những hiểu biết cơ bản về nếp sống văn minh thanh lịch (Phỏng vấn, điều tra trong học sinh)…

Nhìn chung, hoạt động tiến hành KTNBTH của Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung có sự chi tiết và đầy đủ về nội dung và hình thức kiểm tra, đảm bảo về mặt pháp lý đối với các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây về KTNBTH. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề về việc tổ chức lực lượng KTNBTH. Lực lượng kiểm tra còn mang nặng tính thứ bậc. Coi trọng yếu tố cấp trên kiểm tra cấp dưới nên chưa phát huy hết được khả năng của bộ phận giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm tra và đánh giá đúng chất lượng.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 31 - 33)