Thực trạng điều chỉnh hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 38 - 40)

Điều chỉnh để khắc phục những sai sót, điều chỉnh những sai lệch cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra trong quá trình KTNBTH, điều chỉnh để uốn nắn và sửa chữa những lệch lạc trong toàn bộ quá trình kiểm tra để rút ra bài học kinh nghiệm cho lần kiểm tra sau. Hoạt động này được Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang trung quan tâm và đăc biệt chú trọng. Dựa vào thực tiễn của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của nhà trường, dựa vào kế hoạch và kết quả của hoạt

động KTNB để đưa ra những điều chình cho phù hợp với chuẩn, những điều chỉnh như sau:

Thực trạng điều chỉnh đối với giáo viên:

Giáo viên cần đầu tư hơn nữa trong các giờ dạy để nâng cao chất lượng hiệu quả đồng đều trong tất cả các tiết giảng dạy.

Phát huy tiềm năng việc sử dụng thiết bị giảng dạy và khéo léo tổ chức tiết học nhằm gây hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh.

Thực trạng điều chỉnh đối với học sinh

Chất lượng HS khi khảo sát trong tiết dạy đột xuất thấp hơn so với chất lượng định kì nhất là ở đầu giỏi và khá do việc chuẩn bị, ôn tập của GV và HS trong kiểm tra định kì kĩ lưỡng hơn.

Chất lượng hiệu quả học tập của học sinh ở 1 số lớp, 1số đối tượng chưa đồng đều do GV chưa thực sự gây hứng thú ở tất cả các đối tượng, việc tổ chức các hoạt động trong tiết dạy chưa đa dạng, thiếu hợp lí, học sinh còn thụ động nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy đòi hỏi GV phải đầu tư thường xuyên vào các tiết dạy, cần chú ý hệ thống câu hỏi cho phù hợp với mọi đối tượng HS, lưu ý động viên khích lệ HS đầu yếu. Tăng cường tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhóm sao cho phát huy tính tích cực của các đối tượng và mang lại niềm hứng thú tạo hiệu quả cao trong giờ dạy.

Nề nếp kỉ luật ở 1 số lớp, 1 số HS còn chưa cao, tác phong giao tiếp, ứng xử còn hạn chế, nguyên nhân là do GV quá tập chung vào bài dạy, bao quát lớp chưa tốt. Việc giáo dục tích hợp trong các tiết dạy còn hạn chế, chưa khéo léo. Vì vậy đòi hỏi GV phải nắm được tâm lí các đối tượng, đưa các em vào các hoạt động, gây hứng thú, chú ý cho HS để việc giáo dục và lĩnh hội kiến thức được kết hợp hài hào không quá gây cho HS áp lực.

Nói chung công tác điều chỉnh trong hoạt động KTNBTH ở trường tiểu học Quang Trung được tiến hành ngay sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra nội bộ, đảm bảo tính kế hoạch mà hiệu trưởng đã đề ra.

Điều chỉnh sát với thực tế của nhà trường, bổ sung, góp ý kịp thời vào việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng chuyên môn cho bộ phận giáo viên và định hướng được hoạt động giáo dục cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của KTNBTH và nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3. Đánh giá kết quả công tác kiểm tra nội bộ trường học của trường Tiểu học Quang Trung

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Trang 38 - 40)