Đánh giá thực trạng bản tin dự báo thời tiết củ a3 đài truyền hình

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 51 - 59)

- Bản tin thời tiết đô thị: đem lại cho người dân đô thị những thông tin chi tiết, cụ thể về diễn biến thời tiết trong ngày và 3 ngày sau đó Cụ thể thông tin về

2.3 Đánh giá thực trạng bản tin dự báo thời tiết củ a3 đài truyền hình

Như khảo sát ở trên ở các đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận chỉ thực hiện bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và các bản tin cảnh báo thiên tai. Ngoài ra, không sản xuất các bản tin dự báo thời tiết chuyên biệt. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng chỉ đi vào 2 loại bản tin: bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và bản tin dự báo thiên tai

2.3.1 Nội dung thông tin của bản tin dự báo thời tiết trên 3 đài

- Bản tin dự báo thời tiết hàng ngày

* Đài PTTH Quảng Trị

Bản tin dự báo thời tiết hàng ngày trên đài PTTH Quảng Trị được phát 1 lần/ 1 ngày, ngay sau bản tin thời sự + bản tin quốc tế với thời lượng khoảng 50 giây và dự báo thời tiết diễn ra trong đêm và ngày hôm sau

Bản tin được chia làm 4 mục nhỏ với những thông tin cơ bản về mây, nắng, mưa, gió và nhiệt độ

- Dự báo thời tiết vùng đồng bằng - Dự báo thời tiết vùng núi

- Dự báo thời tiết biển

- Dự báo thời tiết thành phố Đông Hà

Đây là nội dung văn bản Bản tin dự báo thời tiết đêm 28 ngày 29 tháng 7 năm 2010 của đài Quảng Trị

1. Khu vực đồng bằng :

Mây thay đổi, ngày trời nắng, chiều tối có mưa rào và giông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ từ : 26 - 35 oC

2. Khu vực miền núi:

Mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi, ngày trời nắng. Gió tây cấp 2-3. Nhiệt độ cao nhất từ : 23 - 32 oC

3. Dự báo thời tiết vùng biển Quảng Trị:

Chiều tối có mưa rào và giông vài nơi. Tầm nhìn xa trên 10km. Gió Nam đến Đông nam cấp 4-5.

4. Dự báo thời tiết thành phố Đông Hà:

Mây thay đổi, chiều tối và đêm có lúc mưa rào và giông, ngày trời nắng. Gió tây nam cấp 2-3.Nhiệt độ từ : 26 - 35 oC.

* Đài PTTH Bình Định

Bản tin dự báo thời tiết hàng ngày của Đài PTTH Bình Định được khai thác tần suất tốt hơn: 4 lần/ 1 ngày, đi kèm với 4 bản tin thời sự. Trong đó có 2 bản tin dự báo thời tiết được làm mới, 2 bản tin phát lại

Bản tin được chia làm 3 mục nhỏ và cũng chỉ dừng lại những tin về mây, nắng, mưa, gió và nhiệt độ

- Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Bình Định - Dự báo khu vực thành phố Quy Nhơn

- Dự báo thời tiết biển.

Hình bản tin DBTT hàng ngày của Đài PTTH Bình Định

Đây là 1 trong những Format văn bản của Trung tâm khí tượng thủy văn Bình Định (dự báo đêm 28 ngày 29 tháng 7 năm 2010) fax cho đài 2 lần/ 1 ngày phục vụ việc thực hiện 2 bản tin: trưa và tối

1.Khu vực tỉnh Bình Định:

Mây thay đổi, ngày nắng nóng, đêm không mưa. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ cao nhất từ : 35 - 37oC; Nhiệt độ thấp nhất từ : 27 - 29 oC

2. Khu vực thành phố Quy Nhơn:

Mây thay đổi, ngày nắng nóng, đêm không mưa. Gió tây cấp 2-3. Nhiệt độ cao nhất từ : 36 - 37 oC; Nhiệt độ thấp nhất từ : 28 - 29 oC 3. Dự báo thời tiết vùng biển Bình Định:

Mây thay đổi, không mưa. Tầm nhìn xa trên 10km. Gió tây nam cấp 4-5.

Qua khảo sát cho thấy nội dung của bản tin dự báo thời tiết cũng giống hoàn toàn với thông tin và ngôn ngữ của Trung tâm khí tượng thủy văn Bình Định cung cấp

* Đài PTTH Bình Thuận

Bản tin DBTT của đài PTTH Bình Thuận được phát 2 lần/ 1 ngày trong bản tin quan trọng nhất: bản tin thời sự trưa 11h30 và bản tin thời sự tối 20 giờ. So với cách làm của 2 đài Bình Định và Quảng Trị, thì bản tin DBTT của Đài Bình Thuận được đầu tư nhiều hơn. Thời lượng cũng tương đối dài hơn khoảng 1 phút 45

Hình bản tin DBTT hàng ngày của Đài PTTH Bình Thuận

Bản tin được chia làm 5 mục chính: - Khu vực phía bắc tỉnh Bình Thuận

- Khu vực Trung tâm và thành phố Phan Thiết. - Khu vực phía Nam tỉnh Bình Thuận.

- Huyện đảo Phú Quý - Vùng biển Bình Thuận.

5 mục này chiếm thời lượng khoảng 1 phút 30 giây. Ngoài lời đọc của PTV thì đi kèm với đó là bản đồ cho từng khu vực trên địa bàn tỉnh và thông số nhiệt độ đi kèm với biểu tượng mây, mưa, nắng, sét (tùy theo thời tiết của từng ngày)

Ngoài 5 mục này, khoảng 15 giây sau là dự báo thời tiết cho các tỉnh lân cận như: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nha Trang. Không cần lời đọc của PTV mà chỉ thả nhạc và sự dịch chuyển của bản đồ cho từng tỉnh và đi kèm là thông số nhiệt độ và biểu tượng mây, mưa, nắng, sét ( tùy theo thời tiết của từng ngày)

Nội dung 1 bản tin DBTT của đài Bình Thuận trong ngày như sau:

DBTT ngày hôm nay và xu thế DBTT ngày hôm nay

Ngày hôm nay khu vực Bình Thuận nằm ở dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ nối với tâm ATNĐ trên biển Đông, đới gió Tây Nam có cường độ Trung Bình. DBTT có mưa rào và giông vài nơi, ngoài khơi gió Tây Nam cấp 4, có lúc cấp , biển bình thường.

1. Khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng, chiều tối mưa rào nhẹ và giông ở miền núi, gió Tây Nam cấp 2 cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 đến 27 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 32 đến 34 độ 2. Khu vực Trung tâm và thành phố Phan Thiết: Mây thay đổi, đêm không

mưa, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào nhẹ và giông vài nơi, gió Tây Nam cấp 2 cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 đến 27 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 32 đến 34 độ

3. Khu vực phía Nam tỉnh: Mây thay đổi, đêm nay và chiều tối mai có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng gián đoạn, gió Tây Nam cấp 2 cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 đến 26 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 31 đến 33 độ 4. Huyện đảo Phú quý: Mây thay đổi, có lúc có mưa rào và giông, ngày

nắng gián đoạn, gió Tây Nam cấp 4. Nhiệt độ thấp nhất từ 28 đến 29 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 31 đến 32 độ.

5. Vùng biển Bình Thuận: Mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi. Tầm nhìn xa trên 10 km. Gió Tây Nam cấp 4, có lúc cấp 5. Sóng biển cao từ 1m25 đến 1m rưỡi.

15 giây còn lại DBTT cho các tỉnh lân cận Bình Thuận

Một điểm khác biệt giữa cách làm bản tin DBTT của đài Bình Thuận so với 2 đài còn lại. Vào ngày chủ nhật, thay vì DBTT cho ngày hôm đó và ngày hôm sau đài PTTH Bình Thuận dự báo cả 1 tuần ( 7 ngày) cho các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nha Trang. Đây cũng được xem là bản tin dự báo dài ngày mà chỉ có đài Bình Thuận mới áp dụng, rõ ràng so với các đài trong khu vực, đây là bước tiến

Bản tin dự báo thiên tai

Ngoài bản tin dự báo thời tiết hàng ngày, thì ở đài PTTH Quảng Trị, Bình Thuận và Bình Định có thêm bản tin dự báo thiên tai. Các bản tin này không mang tính định kỳ như bản tin dự báo thời tiết hàng ngày vì phụ thuộc vào diễn biến của thời tiết như: Tin nắng nóng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, tin áp thấp nhiệt đới (áp thấp nhiệt đới xa, áp thấp nhiệt đới trên biển đông, áp thấp nhiệt đới gần bờ, áp thấp nhiệt đới trên đất liền, Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới), Tin bão ( Tin

bão xa, Tin bão trên biển Đông, Tin bão gần bờ, Tin bão khẩn cấp, Tin cuối cùng về cơn bão), báo lũ ( thông báo lũ, thông báo lũ khẩn cấp). Ngoài ra, còn có những thông báo khác như: cảnh báo nguy cơ sóng thần, động đất, lũ quét, tin gió mùa Đông Bắc, không khí lạnh…..Tủy theo mức độ của thiên tai, mà đài cập nhật tần suất khác nhau, tuy nhiên các bản tin này vẫn thường được xếp ở trước bản tin dự báo thời tiết hàng ngày, nhiều khi diễn biến thời tiết phức tạp phải chen vào giữa các chương trình đang phát sóng

Bản tin dự báo thời tiết thiên tai của 3 đài thường phổ biến 3 loại hình thiên tai mà người dân miền Trung thường xuyên phải đối mặt là: thông báo lũ, áp thấp nhiệt đới và Tin bão.

Không khác gì với bản tin dự báo thời tiết hàng ngày, nội dung của các bản tin dự báo thời tiết thiên tai phát sóng trên truyền hình của các đài PTTH cũng được các BTV hoặc PTV đọc lại nguyên văn dù những văn bản này rất dài từ 1 đến 3 trang A 4 ( Công điện khẩn) ( Xem phụ lục)

Công chúng cũng đã quen với việc thấy các PTV thời tiết dẫn hay chính xác là đọc trên truyền hình “Hồi 07 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Nghệ An khoảng 630 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14

Hoặc những tin báo áp thấp nhiệt đới cũng rơi vào tình trạng tương tự “Hồi 13 giờ ngày 19/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 117,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9

Hầu hết công chúng miền Trung khi nghe những bản tin như thế này đều không có đủ khả năng, kiến thức để tính toán, xác định được địa phương mình hay cụ thể là khu vực mình đang sinh sống đó có nằm trong vùng ảnh hưởng hay không, mà nếu bị ảnh hưởng thì sẽ đến mức nào.

Theo tác giả Vũ Quang Hào trong giáo trình “ ngôn ngữ báo chí” thì “ khi trả lời câu hỏi viết cho ai? Báo chí đã phải đứng trước những yêu cầu không phải là không khác nhau của tầng lớp xã hội, những nhóm người với những trình độ văn hóa, trình độ học vấn, nguyện vọng, ý thích, khác nhau. Để thỏa mãn những yêu cầu đa dạng đó của công chúng báo chí, trước nay, báo chí đã hình thành hệ thống báo chí…..Vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả của thông tin báo chí, do vậy ngôn ngữ báo chí phải là một thứ ngôn ngữ chuẩn mực” [8, tr. 12]

Theo cách nhìn nhận này thì cách sử dụng ngôn ngữ của bản tin dự báo thời tiết trên các Đài PTTH Trung Bộ vẫn chưa hợp lý, vì không phải là ngôn ngữ chuẩn mực. Bởi lẽ, với việc đọc lại nguyên văn các bản tin của Trung tâm khí tượng thủy văn cung cấp thì cũng có nghĩa là vẫn sử dụng ngôn ngữ khoa học chuyên ngành khí tượng thủy văn. Việc sử dụng những thuật ngữ “khoa học” như “nhiều mây”, “có sương mù nhẹ”, mưa “ở vài nơi” thì khác gì với mưa “rải rác “, “hơi có mây”, “có mây”, “nhiều mây”, “đầy mây”, “không có mây” và “trời nắng”, “15,0 độ Vĩ Bắc; 117,1 độ Kinh Đông” với công chúng miền Trung, đặc biệt với những người nông dân, ngư dân thì khó mà phân biệt và hiểu nổi những thuật ngữ chuyên ngành này. Việc lặp đi lặp lại những thuật ngữ ấy không gây được sự chú ý vì người tiếp nhận sẽ có cảm giác xa lạ với thông tin.

2.3.2. Ngôn ngữ truyền hình của bản tin dự báo thời tiết 3 đài

Cũng theo tác giả Vũ Quang Hào thì có 5 loại ngôn ngữ phong cách báo chí: - Phong cách khẩu ngữ

- Phong cách văn chương - Phong cách chính luận - Phong cách khoa học

- Phong cách hành chính [ 8, tr. 55]

Theo cách phân loại này thì các bản tin dự báo thời tiết do Trung tâm khí tượng thủy văn cung cấp mang phong cách khoa học. Điều này cũng có nghĩa là ngoài các phương tiện ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp, phương pháp diễn đạt rất là quan trọng. Tác giả Vũ Quang Hào cho rằng việc khai thác tối đa lượng thông tin từ kênh thông tin phi văn tự như sơ đồ, đồ thị, bảng biểu là cực kỳ quan trọng. Điều này cũng cho thấy các bản tin dự báo thời tiết bên cạnh ngôn từ cũng cần khai thác triệt để sơ đồ, đồ thị, bảng biểu để làm rõ thêm nội dung thông tin cần chuyển tải.

- Ngôn ngữ bản tin dự báo thời tiết hàng ngày

Ở cả 3 đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận đều đã biết ứng dụng biểu đồ, sơ đồ vào bản tin dự báo thời tiết hàng ngày. Trong khung thời lượng dao động từ 45- 1 phút, các đài đều có một Format riêng theo nội dung từng khu vực dự báo, Format này đi kèm với hình ảnh ảnh địa danh hoặc dùng bản đồ khu vực), một số minh họa thời tiết, các dữ liệu về nhiệt độ, mây và gió sẽ được kỹ thuật viên đánh vào Format đó.

- Ngôn ngữ bản tin dự báo thiên tai:

Đối với các bản tin dự báo thiên tai như lũ, áp thấp nhiệt đới và thông báo bão như trên đã phân tích 3 đài thường đọc lại nguyên văn nội dung bản tin của cơ quan khí tượng thủy văn cung cấp. Tuy nhiên, với những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu như vậy, các đài lại không áp dụng biểu đồ hoặc sơ đồ, chẳng hạn như tin báo bão không có sơ đồ về tâm bão, mắt bão và hướng đi của bão. Đối với thông báo lũ cũng không có biểu đồ đi kèm thể hiện đỉnh lũ ở mức báo động nào, hoặc trên mức báo động mấy là bao nhiêu cm. Trong khi đó, ngôn ngữ truyền hình có ưu thế là hình ảnh, nhưng các đài ở khu vực Trung Bộ lại không sử dụng ưu thế đó, chỉ

đơn thuần là hình ảnh của các phát thanh viên hoặc biên tập viên chiếm trọn màn hình hoặc đọc lại các văn bản với thời lượng từ 3- 5 phút với hàng loạt những con số và thuật ngữ khó hiểu trên màn hình có bảng chữ: Tin bão khẩn cấp, Thông báo lũ, Tin ATNĐ…Điều này không hấp dẫn, thu hút người xem cũng như giúp người xem hiểu rõ nội dung thông tin.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 51 - 59)