Giải pháp nâng cao chất lƣợng bản tin

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 75)

- Bản tin thời tiết đô thị: đem lại cho người dân đô thị những thông tin chi tiết, cụ thể về diễn biến thời tiết trong ngày và 3 ngày sau đó Cụ thể thông tin về

KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾTCỦA 3 ĐÀ

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng bản tin

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại 3 đài PTTH thuộc khu vực Trung Bộ và bài học rút ra từ kinh nghiệm tổ chức của bản tin dự báo thời tiết của một số đài truyền hình, có thể đưa ra những nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng bản tin dự báo thời tiết sau:

3.2.1 Tạo cơ sở pháp lý trong cung cấp, thực hiện, phát sóng các bản tin dự báo thời tiết

Với nhiều công chúng, bản tin dự báo thời tiết phát trên sóng truyền hình là “tác phẩm” của đài PTTH đó. Tuy nhiên, ít ai hiểu được rằng, cho đến thời điểm này, các đài PTTH địa phương kể cả đài truyền hình Trung ương đều lấy nguồn tin dự báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn. Sự nhầm lẫn này đã làm đài không ít lần khóc dở khi đưa thông tin sai lệch về thời tiết, công chúng lại lên tiếng chỉ trích. Chính vì vậy, một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng để nâng cao chất lượng bản tin dự báo thời tiết, trước tiên phải nâng cao chất lượng dự báo.

Cho đến nay, bài học về dự báo sai trong cơn bão Chanchu năm 2006, làm hơn 200 người chết và mất tích ở miền Trung vẫn để lại trong mỗi chúng ta nỗi đau xé lòng. Cách đây chưa lâu, vào cuối tháng 9-2008 vừa qua, khi dự báo về cơn bão số 7 đổ vào miền Trung, trong khi Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương vẫn còn dự báo đến buổi chiều bão mới đổ vào đất liền thì ngay từ buổi sáng sớm, bão đã đổ ập vào bờ, quần thảo tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế…

Năm 2009, việc dự báo sai cơn bão số 9 cũng đã gây tổn thất nặng nề về người và tài sản. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Phạm Đình Khối trong cuộc giao ban với Ban chỉ đạo PCLB trung ương đã không kềm được, lên tiếng: “Chúng ta không thể chấp nhận kiểu dự báo như bên khí tượng vừa rồi. Bệnh chủ quan cộng với dự báo sai đã đưa đến những hệ lụy ghê gớm”. Trong cuộc giao ban này, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhận xét rằng, cách dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương còn rất chung chung, khô cứng, làm người dân rất khó hiểu. Bởi vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu, cần phải đổi mới cách thức dự báo, đưa tin kịp thời, chính xác, rõ ràng, tăng thời lượng, chẳng hạn như dự báo bão thì phải nói rõ vị trí của bão ứng với tỉnh nào, khu vực nào, phạm vi ảnh hưởng ra sao… để người dân dễ nghe, dễ hiểu, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Tiếp sau đó là trận ngập lụt lịch sử tại Hà Nội, dư luận dấy lên câu hỏi về chất lượng dự báo thời tiết như thế nào. Câu trả lời muôn thưở của những người đại diện ngành khí tượng thuỷ văn là hệ thống dự báo không được đầu tư đúng mức, thu nhập của cán bộ dự báo thấp, trình độ của các cán bộ dự báo ngày càng yếu (vì những người giỏi không muốn vào ngành này).

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần thương mại hóa hệ thống dự báo thời tiết. Giải pháp này thực ra không mới, đã được áp dụng ở Mỹ từ cuối thập kỷ 1980 và ở các nước châu Âu hơn một thập kỷ gần đây.

Hệ thống dự báo thời tiết hiện nay của ta được tài trợ hoàn toàn từ ngân sách nhà nước. Cơ quan phụ trách dự báo thời tiết có trách nhiệm tiến hành đầu tư, nghiên cứu, phân tích các dữ liệu về thời tiết, sau đó gửi miễn phí các thông tin thời tiết tới các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, báo nói, báo hình và báo mạng). Thông qua các phương tiện này, dân chúng nhận được thông tin thời tiết miễn phí.

Cơ sở lý luận cho việc cung cấp miễn phí là “thông tin thời tiết là một loại hàng hoá công cộng”. Mọi người đều cần loại thông tin đó để lập kế hoạch cho các hoạt động hằng ngày của mình. Việc cung cấp loại dịch vụ này tốn kém nên Nhà nước sẽ sử dụng tiền thuế của dân để tài trợ cho các cơ quan dự báo thời tiết.

Để đảm bảo rằng mọi người dân đều được tiếp cận thông tin thời tiết ở mức tối thiểu, tất cả các hãng truyền thông đều được cơ quan phụ trách dự báo thời tiết cung cấp thông tin miễn phí, chẳng hạn, mỗi ngày một lần (trong trường hợp này, phí mà mọi người dân phải trả chính là khoản trợ cấp của Nhà nước cho cơ quan này). Cơ quan này tất nhiên có thể thu thêm một khoản phí nhất định cho mức cung cấp tối thiểu này vì thông tin thời tiết cần được xem như là một thứ thông tin bổ trợ gắn với các thông tin thương mại mà hãng truyền thông thu được lợi từ hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, đây không phải là thứ doanh thu thương mại duy nhất mà cơ quan có thể thu. Thực tế là, sẽ có một số hãng truyền thông mong muốn được cung cấp nhiều hơn mức tối thiểu này. Chẳng hạn, hãng truyền thông chuyên về thông tin có thể sẽ muốn được cấp bốn lần/ngày; hãng chuyên về du lịch có thể muốn mỗi giờ/lần vào ban ngày và cách ba giờ/lần vào ban đêm; hãng truyền thông về Hà Nội muốn cung cấp thông tin về Hà Nội hằng giờ từ 5g sáng đến 12g đêm v.v... Các hãng truyền thông tất nhiên sẽ bù đắp các chi phí thông tin thời tiết “chất lượng cao” thông qua việc thu phí quảng cáo hoặc các khoản phí dịch vụ gia tăng với khách hàng.

Ngoài các nguồn thu thông qua các hãng truyền thông, cơ quan dự báo thời tiết có thể gia tăng doanh thu thông qua việc cung cấp tin cho các công ty điện thoại (nhắn tin về thời tiết), hoặc thông qua các kênh thông tin đặc biệt cho các hãng lữ hành, các hãng hàng không, các công ty vận tải, các công ty khai thác ngoài biển, đảo hoặc hầm mỏ, v.v...

Việc thương mại hoá các thông tin dự báo thời tiết giúp cơ quan dự báo có được một khoản doanh thu khá lớn ngoài ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển hệ thống, nhờ đó chất lượng dự báo sẽ càng được cải thiện. Chất lượng dự báo cũng sẽ được nâng cao nhờ sự đánh giá và giám sát thường xuyên bởi những người có nhu cầu cao hơn những người bình thường.

Hệ thống dự báo tự cải thiện được chất lượng tất nhiên sẽ đem lại lợi ích cho tất cả người dân nói chung. Và, người dân thường thực ra không phải trả thêm bất kỳ khoản nào cả. Trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn cơn bão số 9 vừa qua, họ còn được hưởng lợi từ việc nhận được các thông tin dự báo với tần suất cập nhật lớn hơn nhiều so với hiện nay. Nhà nước tất nhiên được quyền dùng các thông tin cập nhật nhất, chuyên sâu nhất, để ứng phó với các hậu quả của thiên tai cũng như các nhu cầu công ích khác, như an ninh, quốc phòng.

Theo giáo sư Đinh Văn Ưu, Giám đốc Trung tâm Động lực và Môi trường biển (Đại học Quốc gia Hà Nội), xã hội hóa công tác dự báo thời tiết là để phục vụ chuyên sâu hơn, chi tiết hơn, đon cử như với việc bốc dỡ than hay hàng hóa trên cảng, nếu họ biết chi tiết hôm nay mưa hay nắng, mưa từ giờ nào đến giờ nào để quyết định có vận chuyển hàng hóa hay không. Có thể gọi đây là dự báo ứng dụng.

* Quy định cụ thể về thời lượng tối thiểu phát sóng các bản tin dự báo thời tiết trên từng phương tiện truyền thông.

Cho đến thời điểm này, ở cấp quản lý nhà nước chỉ có 1 văn bản đó là Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ của Bộ tài nguyên môi trường ban hành kèm theo quyết định số 17/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính Phủ. Văn bản này đã thay thế quy chế được ban hành vào năm 2006. Về cơ bản, quy chế năm 2011 đã có nhiều thay đổi trong việc quy định trách nhiệm báo áp

thấp nhiệt đới, bão lũ, điều 14 có quy định trách nhiệm của các cơ quan thông tin, báo chí.

Quy chế đã nêu rõ trách nhiệm của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Hệ thống Đài thông tin Duyên hải Việt Nam, thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân trong việc truyền phát bản tin cảnh báo, dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cách phát, tần suất phát sóng như thế nào đối với mỗi loại hình và mức độ cấp bách của áp thấp nhiệt đới, bão, lũ. Tuy nhiên, quy chế này chỉ dừng lại ở các cơ quan thông tin đại chúng trực thuộc Trung ương, trong khi đó hệ thống báo địa phương kể cả 64 đài truyền hình địa phương không được đề cập đến ngoài mục d khoản 2 điều 14 quy định “ Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đài truyền hình địa phương liên quan thực hiện nghiêm chỉnh những quy định Quy chế này”.

Về mặt quản lý nhà nước, thì rõ ràng UBND tỉnh sẽ là cấp ra quyết định để Đài PTTH tỉnh thực hiện. Song từ khi quy chế ban hành vào tháng 3/2011 cho đến nay vẫn chưa thấy UBND tỉnh 64 tỉnh, thành, trong đó có các tỉnh, thành khu vực Trung Bộ, ra quyết định hay văn bản quy định trách nhiệm báo áp thấp nhiệt đới, bão lũ.

Ngoài ra, cũng cần có quy định rõ các đài truyền hình dành hẳn thời lượng là bao nhiêu phút, bao nhiêu lần trong ngày theo đúng quy định. Điều này tạo cơ sở pháp lý để nhà đài thực hiện phát sóng các bản tin dự báo thời tiết, đồng thời phổ biến các kiến thức cho nhân dân về các loại hình thời tiết thường gặp, góp phần vào công việc phát triển KT-XH địa phương và đất nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

3.2.2. Cải tiến chất lượng của các bản tin

Đổi mới nội dung và hình thức có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng bản tin dự báo thời tiết ở các đài truyền hình địa phương Trung Bộ. Cách thực hiện bản tin dự báo thời tiết ở các đài, như đã phân tích ở chương 2, vẫn còn mang đặc điểm chung là hầu như không có sự đầu tư. Nội dung thì đọc lại văn bản của Trung tâm khí tượng thủy văn, trong khi đó ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ dễ hiểu, gẫn gũi, khác hẳn với ngôn ngữ chuyên ngành khí tượng thủy văn.

Một số đài có sử dụng hình ảnh minh họa, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở những hình ảnh, ngày mưa cũng như ngày nắng, trời bão cũng như trời yên biển lặng. Trong khi đó, các Đài lớn như VTC, HTV, VTV việc sử dụng các đồ họa minh họa trạng thái thời tiết như: mây, mưa, sấm, sét hàng chục năm nay. Điều này chưa phát huy được thế mạnh của truyền hình trong công tác dự báo thời tiết

Về thời lượng của bản tin, theo ý kiến khảo sát của 300 mẫu ở 3 tỉnh: Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận thì các đài truyền hình thì bản tin dự báo thời tiết còn quá ngắn. Thông thường chỉ kéo dài khoảng 45 giây đến 1’30’’, chỉ dự báo cho từng khu vực trong tỉnh chứ chưa dự báo được từng địa phương.

Về chất lượng bản tin, cần cải tiến ở cả 2 lĩnh vực: phương thức chuyển tải thông tin và hình thức.

* Về phương thức chuyển tải thông tin

+ Trung tâm KTTV Quốc gia, cùng 9 đài KTTV khu vực và các trung tâm KTTV tỉnh là các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ cung ứng thông tin dự báo thời tiết. Hiểu nôm na thì đóng vai trò như “nhà sản xuất” tin thời tiết, còn cơ quan truyền thông có chức năng “chế biến và phân phối”: chuyển những sản phẩm “thô” với các từ ngữ chuyên môn đó sang bản tin thời tiết với các từ ngữ thông dụng, dễ hiểu để phổ cập tới cộng đồng. Các đài PTTH Trung Bộ thường nhận thông tin thời tiết từ các Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh. Trong khi đó, ngành khí tượng có nhiều khái niệm chuyên môn khá sâu như: tâm bão, mắt bão, ảnh hưởng hoàn lưu… Thực tế khảo sát cũng cho thấy, từ trước đến nay, tất cả các bản tin dự báo bão, áp thấp của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và cả địa phương hoàn toàn không giúp người dân những mường tượng cơ bản nhất về khả năng ảnh hưởng tới địa phương mình đang sống. Các độ kinh Đông, vĩ Bắc, cấp 6, cấp 7 hầu như không có ý nghĩa gì với người dân bình thường ngay cả với người có trình độ Đại học hoặc trên đại học, chưa kể là đối với hơn 70% công chúng vốn xuất thân từ nông dân, trình độ học vấn không nhiều. Chưa kể, những bản tin dự báo thời tiết thông thường, công chúng miền Trung cũng như công chúng cả nước đã quá quen thuộc với thuật ngữ: mưa rào, dông rải rác. Vì vậy, các Đài PTTH Trung Bộ cần thay đổi cách làm, không thể đọc nguyên văn văn bản do Trung tâm khí tượng thủy

văn tỉnh cung cấp mà thay vào đó là đầu tư, diễn giải bằng ngôn ngữ thông thường, tránh dùng những thuật ngữ.

Ngoài ra, nếu so sánh với Bản tin dự báo thời tiết của Đài VTV thì nội dung các bản tin dự báo thời tiết các đài truyền hình địa phương Trung Bộ không khác là mấy, chưa phát huy được ưu thế vùng, miền. Vì thế, nên bổ sung vào dự báo từng huyện, quận cho công chúng dễ hình dung.

*Về hình thức:

Theo khảo sát công chúng cũng như phân tích ở chương 2 thì hình thức các bản tin dự báo thời tiết vẫn còn quá nhàm chán và đơn điệu, chưa phát huy được thế mạnh của ngôn ngữ truyền hình. Ứng dụng đồ họa vào chương trình dự báo thời tiết còn rất ít. Vì vậy, nhà đài cần thay đổi format cũng như những hình thức thể hiện một cách sống động, thiết thực và lôi cuốn hơn. Không còn đơn thuần là những ký hiệu “chết”, những hình minh họa cắt dán, đơn điệu mà thay vào đó là các ký hiệu chân thực, sống động minh họa cho một kiểu thời tiết được dự báo hiện lên màn hình. Riêng đối với những loại hình thời tiết thiên tai nguy hiểm như bão, nên đi kèm với bản đồ mô tả tọa độ, hướng đi của bão và dự báo hướng đi như cách mà Đài truyền hình Việt Nam đang ứng dụng.

Cách làm của Đài NHK Nhật Bản hay Đài truyền hình trung ương Đức (ARD) là một bước tiến, sự sáng tạo trong việc thay đổi hình thức, tuy nhiên, không phải cách làm nào cũng học được vì phải tùy thuộc vào văn hóa của từng đất nước, vùng, lãnh thổ. Việc sử dụng MC dẫn chương trình thời tiết đang là xu hướng của nhiều Đài, vì vậy các Đài truyền hình địa phương khu vực Trung Bộ cũng nên đưa vào áp dụng.

Song, để thay đổi phương thức chuyển tải thông tin , hình thức bản tin dự báo thời tiết, một khó khăn lớn mà các đài PTTH địa phương Trung Bộ đang vấp phải đó chính là nguồn kinh phí. Sự ra đời của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (ngày 25.4.2006) thì về tài chính, cơ quan báo chí hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý. Cụ thể là cơ quan báo chí phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% và hiện nay đã giảm xuống còn 25 % (chưa kể đến việc phải nộp 10% thuế GTGT từ quảng cáo). Chính vì vậy, việc cải tiến phương thức chuyển tải thông tin

và hình thức các bản tin dự báo thời tiết phải đi kèm với việc tăng cường kinh phí dành riêng cho các bản tin này. Vì thế, vấn đề đặt ra là các Đài PTTH Trung Bộ phải đẩy mạnh xã hội hóa các bản tin dự báo thời tiết.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)