PHỎNG VẤN SÂU ÔNG NGUYỄN NGỌC LŨY –PHÓ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 122)

- Báo cáo hội thảo Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, Liên hoan chương trình truyền hình toàn quốc lần thứ 25(5/1/2006 tại Nha Trang, Khánh Hòa)

PHỎNG VẤN SÂU ÔNG NGUYỄN NGỌC LŨY –PHÓ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN BÌNH ĐỊNH

TRUNG TÂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN BÌNH ĐỊNH

* Xin ông cho biết sơ lược về quy trình thu thập tư liệu và cung cấp các thông tin phục vụ cho cơ quan thông tin truyền thông đại chúng ở tỉnh

Quy trình dự báo khí tượng:

+ Thu thập thống kê số liệu các đặc trưng khí tượng đã xảy ra trong 24 giờ qua đối vơi khu vực làm dự báo.

- Thu và phân tích các loại bản đồ Synop(bản đồ Fax) hiện có của Trung tâm KTTV Trung Ương.

- Thu và phân tích ảnh mây vệ tinh, số liệu Pilot, số liệu rada (nếu có).

- Khai thác các sản phẩm dự báo số trị trong và ngoài nước như JMA của Nhật, Hải quân Mỹ, Trung tâm Châu Âu

- Quan trắc mây tại chỗ, kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm của Dự báo viên.

+ Thảo luận dự báo + Ra bản tin

+ Chuyển bản tin đến các địa chỉ theo quy định.

* Hiện nay, mỗi ngày trung tâm cung cấp mấy bản tin cho Đài PTTH, bao gồm bản tin gì?

Thời tiết bình thường mỗi ngày ra 02 bản tin dự báo thời tiết, nếu có thời tiết nguy hiểm như ATNĐ, bão, lũ thì sẽ cung cấp tin theo quy chế báo ATNĐ, bão, lũ của Thủ Tướng chính phủ

* Trong quá trính cùng phối hợp để cung cấp, bản tin thời tiết, trung tâm có nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ các cơ quan báo, đài không?

Không có, hoàn toàn không có

* Có ý kiến cho rằng việc dự báo thời tiết cho từng huyện, thành phố sẽ giúp cho bản tin dự báo thời tiết hiệu quả hơn, sát thực hơn Ông nghĩ sao về ý kiến này? Liệu trong thời gian tới trung tâm có cho ra đời những bản tin dự báo cho từng huyện, thành phố của tỉnh Bình Định thay vì khu vực như hiện nay?

Đây là mục đích mà Ngành phấn đấu trong thời gian tới nhưng còn quá nhiều khó khăn, bất cập như:

- Các trạm quan trắc còn mỏng không đủ đáp ứng yêu cầu công tác dự báo - Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu, do chế độ đãi ngộ thấp không thu hút

được người tài, đội ngũ dự báo viên không có động lực phấn đấu, khôngchú tâm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn,… vì đồng lương thấp so với mức sống hiện tại nên phải quan tâm đến việc đảm bảo đời sống nhiều hơn . - Bên cạnh đó hệ thống máy móc phục vụ công tác chuyên môn còn lạc hậu,

chưa trang bị kịp thời, muốn làm tốt cần phải xây dựng mạng lưới trạm quan trắc đủ dày. Hướng tích cực nhất là đầu tư các trạm tự động thì nguồn kinh phí hạn chế, mặt khác ý thức giữ gìn bảo vệ công trình của người dân còn quá kém cũng là một trở ngại lớn.

Nhưng nếu có sự đầu tư thích đáng về kinh phí, thì chúng tôi vẫn có khả năng làm được điều đó

* Theo ông, bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình có giống với bản tin mà trung tâm cung cấp không?

Rất giống, thậm chí kể cả những thuật ngữ chuyên môn trong ngành khí tượng thủy văn

* Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của các bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình của Đài PTTH tỉnh? Đã giúp công chúng hiểu rõ sự biến đổi của thời tiết để ứng phó, phòng ngừa hay không?

Nhìn chung các bản tin dự báo thời tiết trên sóng của Đài PTTH tỉnh đã chuyển tải những nội dung, vấn đề mà chúng tôi đưa qua. Song nếu xét về mặt chuyên môn khí tượng thủy văn là Đài đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng ở góc độ phục vụ khán giả thì Đài vẫn chưa “ hoàn thành nhiệm vụ” vì cách chuyển tải còn quá nhiều bất cập và thiếu sự đầu tư

*Có một số ý kiến cho rằng cách làm bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình Bình Định còn quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành khí tượng thủy văn, điều này làm họ không thể hiểu hết bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là bản tin bão, lũ, dự báo

thiên tai bất thường. Trong khi đó, hình thức trình bày còn chưa hấp dẫn nên hiệu quả mang lại không cao. Ông nghĩ sao về những nhận xét này?

- Đây là vấn đề mà ai cũng nhận ra. Chắc chắn người dân sẽ khó hiểu, kể cả những người có trình độ cao, họ cũng không thể nào hiểu hết nội dung và những từ ngữ rất phức tạp của ngành chúng tôi,chứ chưa bào đến những người nông dân, trong khi tỷ lệ này lại chiếm hơn một nửa dân số trong tỉnh. Về bản tin dự báo ATNĐ, bão, lũ phải đáp ứng đầy đủ các nội dung nên khá dài, nhưng phát thanh viên Đài PTTH cần kết hợp trực quan và lời thuyết minh chắt lọc ngắn gọn để người dân dễ nắm bắt

*Dưới góc độ chuyên gia dự báo thời tiết, theo ông, để nâng cao hơn nữa chất lượng bản tin dự báo thời tiết, Đài PTTH Bình Định cần làm những gì?

Đài PTTH cần phải có người dẫn chương trình về thời tiết am hiểu về lĩnh vực Khí tượng- Thuỷ văn để diễn đạt cho người dân dễ hiểu, và dễ nắm bắt dựa trên bản tin của Trung tâm KTTV cung cấp

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 122)