PHỎNG VẤN SÂU CHỊ PHÙNG THỊ NHƢ HÕA – PTV ĐÀI PTTH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 127)

- Báo cáo hội thảo Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, Liên hoan chương trình truyền hình toàn quốc lần thứ 25(5/1/2006 tại Nha Trang, Khánh Hòa)

PHỎNG VẤN SÂU CHỊ PHÙNG THỊ NHƢ HÕA – PTV ĐÀI PTTH QUẢNG TRỊ

QUẢNG TRỊ

* Chị có thể cho biết quy trình thực hiện Bản tin DBTT của Đài PT-TH Quảng Trị như thế nào?

- Khoảng 3g chiều hàng ngày, Trung tâm khí tượng thủy văn của tỉnh Fax qua bản dự báo thời tiết trong tỉnh. Tôi là người trực tiếp tiếp nhận bản fax đó. Sau khi xử lý các lời trong nội dung văn bản, tôi trình lên cho Biên tập viên xem lại, sau đó đọc để kỹ thuật thu vào. Sau đó kỹ thuật viên ghép vào hình đồ họa đã được làm sẵn và sau đó ghép vào chung sau chương trình thời sự.

* Chị nói là xử lý văn bản từ Trung tâm khí tượng fax qua, cụ thể là xử lý thế nào?

Trước đây công việc này là của Biên tập viên chương trình thời sự, nhưng sau một thời gian tôi cũng quen dần nên tôi tự làm. Nòi là xử lý nhưng thực ra cũng chỉ sữa một số từ ngữ cho dễ đọc, ngắt câu cho hợp lý, nội dung văn bản không có gì thay đổi.

* Nghĩa là đọc nguyên văn văn bản mà Trung tâm khí tượng fax qua, không có sự giải thích thêm bớt nào?

Đúng vậy.

* Những từ ngữ trong văn bản họ fax qua chị có hiểu hết không?

Đọc nhiều lần thì cũng hiểu nhưng nói thực nếu là người mới nghe chắc cũng khó hiểu.

* Chị có thể lấy ví dụ?

Chẳng hạn như trong nội dung thường có câu “lượng mưa trên 50milimet…”

nghe thì ai cũng hiểu nhưng hỏi mưa như thế là mưa to hay nhỏ thì chịu, đặc biệt người nông dân mà nghe thì chắc cũng không hiểu.

* Sao chị không biên tập, giải thích những cụm từ như thế để người dân hiểu?

Cái này không có chủ trương của đài. Với lại nhiều lúc giải thích chưa chắc đã đúng.

Với các đài như VTV, HTV…họ làm chu đáo hơn, hấp dẫn hơn. So sánh thì khập khiễng vì mỗi đài có cái khó riêng.

* Nếu cho phép chị cải tiến nội dung Bản tin DBTT chị sẽ làm như thế nào?

Có nhiều cách, trong đó quan trọng nhất là tôi phải học các từ ngữ chuyên ngành về khí tượng thủy văn, sau đó trao đổi với họ để có thể chuyển đổi các từ đó thành những từ dễ hiểu hơn không. Những từ nào khó hiểu có thể sử dụng hình minh họa một cách cụ thể để người xem dễ hiểu. Điều này đòi hỏi thời gian và kinh phí.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 127)