PHỎNG VẤN SÂU ÔNG PHẠM HÙNG SƠN –GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 125)

- Báo cáo hội thảo Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, Liên hoan chương trình truyền hình toàn quốc lần thứ 25(5/1/2006 tại Nha Trang, Khánh Hòa)

PHỎNG VẤN SÂU ÔNG PHẠM HÙNG SƠN –GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN BÌNH THUẬN

TÂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN BÌNH THUẬN

* Hiện nay, mỗi ngày trung tâm cung cấp mấy bản tin cho Đài PTTH, bao gồm bản tin gì?

Thông thường hiện tại mỗi ngày bằng nghiệp vụ của các dự báo viên, trung tâm thu thập số liệu và chỉ cho ra 1 loại hình bản tin dự báo thời tiết, dự báo trong 24h tới. Tuy nhiên, do yêu cầu của cơ quan truyền thông mà chúng tôi cung cấp. Ví dụ như Báo Bình Thuận yêu cầu cung cấp 1 ngày/ 1 bản tin, Đài PTTH Bình Thuận yêu cầu cung cấp 1 ngày 2 bản tin, đồng thời kèm cả phần dự báo của một số tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nha Trang. Do đó công việc của chúng tôi cũng nhiều hơn so với các trung tâm khác chỉ dự báo trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, đối với những loại hình dự báo thời tiết nguy hiểm như ATNĐ, bão, lũ thì sẽ cung cấp tin theo quy chế báo ATNĐ, bão, lũ của Thủ Tướng chính phủ. Đây là quy định bắt buộc chúng tôi phải thực hiện nghiêm. * Trong quá trính cùng phối hợp để cung cấp, bản tin thời tiết, trung tâm có nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ các cơ quan báo, đài không?

Hoàn toàn không có. Chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ nào

* Có ý kiến cho rằng việc dự báo thời tiết cho từng huyện, thành phố sẽ giúp cho bản tin dự báo thời tiết hiệu quả hơn, sát thực hơn Ông nghĩ sao về ý kiến này? Liệu trong thời gian tới trung tâm có cho ra đời những bản tin dự báo cho từng huyện, thành phố của tỉnh Bình Thuận thay vì khu vực như hiện nay?

Đây thật sự là điều cần làm, ở một số nước tiên tiến đã áp dụng việc dự báo cho từng quận, huyện, thành phố. Vì thực tế, người dân họ chỉ quan tâm đến thời tiết ở khu vực họ sinh sống chứ ít quan tâm đến những khu vực khác. Việc dự báo chung chung vô hình trung giảm đi sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng ngay cả đến Trung tâm ud75 báo khí tượng thủy văn Trung ương còn quá nhiều khó khăn, bất cập thì ở quy mô là Trung tâm thì càng khó khăn nhiều hơn. Chẳng hạn: Các trạm quan trắc còn mỏng không đủ đáp ứng yêu cầu công tác dự báo, Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đó hệ thống máy móc phục vụ công tác chuyên môn còn lạc hậu. Thực tế này cũng đưa ra một vấn đề là nếu được

đầu tư và quan tâm thì chúng tôi vẫn làm được và đây cũng là niềm mong mỏi của tất cả những người đang công tác trong ngành khí tượng – thủy văn.

* Theo ông, bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình có giống với bản tin mà trung tâm cung cấp không?

Tôi công tác trong ngành đã khá lâu và ngày nào cũng vậy không cần phải xem bản tin, tôi đã biết gồm những gì. Không phải vì tôi là ký và cung cấp văn bản dự báo ấy cho Đài nên đã biết thông tin dự báo trước mọi người mà vì Đài ít có sáng tạo trong việc biên tập lại văn bản dự báo ấy theo ngôn ngữ của nhà báo để mọi người dân hiểu

* Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của các bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình của Đài PTTH tỉnh? Đã giúp công chúng hiểu rõ sự biến đổi của thời tiết để ứng phó, phòng ngừa hay không?

So với các Đài PTTH tỉnh khác, thì Đài Bình Thuận có sự đầu tư về bản tin dự báo thời tiết hơn về nội dung lẫn hình thức, nhất là có cả phần dự báo của các tỉnh lân cận, điều này nhiều Đài tỉnh khác chưa làm được. Sự đầu tư này đã làm bản tin thêm phong phú. Nhưng nếu nói đã mang lại hiệu quả chưa thì tôi nghĩ cần phải đầu tư nhiều hơn, nhất là tìm cách chuyển tải đến người dân. Chắc chắn người dân sẽ khó hiểu hết nội dung và những từ ngữ rất phức tạp của ngành chúng tôi. Về bản tin dự báo ATNĐ, bão, lũ phải đáp ứng đầy đủ các nội dung nên khá dài, nên cần có sơ đồ, biểu đồ đi kèm.

*Dưới góc độ chuyên gia dự báo thời tiết, theo ông, để nâng cao hơn nữa chất lượng bản tin dự báo thời tiết, Đài PTTH Bình Định cần làm những gì?

Vai trò của MC dẫn thời tiết rất quan trọng, thực tế trong thời gian qua, dưới góc độ của 1 người dân, tôi thấy nhiều Đài đã phát huy tốt vai trò của các “ nhà báo thời tiết”, dĩ nhiên còn nhiều ý kiến khen, chê. Tuy nhiên, đây là cách mà Đài Bình Thuận cần học hỏi.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 125)