- Báo cáo hội thảo Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, Liên hoan chương trình truyền hình toàn quốc lần thứ 25(5/1/2006 tại Nha Trang, Khánh Hòa)
PCLB&TKCN BÌNH ĐỊNH
* Ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết của bản tin thời tiết đối với hơn 70 % người dân Bình Định trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phòng chống thiên tai?
Bản tin DBTT rất quan trọng và hữu ích đối với tất cả mọi người nói chung chứ không riêng gì người dân ở Bình Định. Dĩ nhiên, với vùng đất khắc nghiệt như Bình Định thì vai trò bản tin DBTT lại càng quan trọng hơn. Từ việc gieo trồng, cày cấy, đánh bắt hay chỉ làm công sở, ai cũng cần biết thời tiết ngày mai như thế nào để có thể điều chỉnh sinh hoạt và lên kế hoạch cho công việc của mình
*Trong vai trò là Ủy viên thường trực Ban PCLB&TKCN tỉnh Bình Định, ông có cho rằng việc theo dõi bản tin dự báo thời tiết có vai trò quan trọng đối với công việc chỉ đạo PCLB&TKCN của mình không?
Điều này thì không bàn cãi nữa, ở vị trí Ủy viên thường trực Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, tôi phải là người nắm rõ diễn biến thời tiết để chủ ộng đề ra kế hoạch cho văn phòng làm gì trước diễn biến thời tiết và đề xuất những giải pháp khẩn cấp: Yêu cầu các thành viên triển khai các giải pháp và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ra những văn bản kịp thời như Công điện khẩn chẳng hạn. Bản thân tôi thì tổ chức đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương và thành viên hướng dẫn người dân cách ứng phó và phòng chống giảm nhẹ thiên tai
* Ông thường theo dõi thông tin thời tiết, bão lũ trên sóng truyền hình Đài PTTH Bình Định hay VTV?
VTV là lựa chọn đầu tiên của tôi, tuy nhiên nói vậy tôi cũng vẫn phải theo dõi bản tin DBTT trên sóng Đài truyền hình Bình Định vì có những thông tin cụ thể cho từng vùng trong tỉnh hơn. VTV thì mang tính khái quát hơn, trong khi đó BTV lại chi tiết hơn
* Ông có nhận xét và so sánh với cách thực hiện chuyển tải thông tin thời tiết của Đài Bình Định và đài VTV hoặc các Đài truyền hình khác
Tôi không có thời gian xem các Đài truyền hình khác, nhưng so với VTV thì BTV vẫn còn 1 khoảng cách quá xa. Những năm gần đây VTV đã thay đổi cách
làm bản tin DBTT. Thay vì đơn điệu và nhàm chán thì việc cho MC dẫn cộng với phần mềm sinh động đã làm bản tin trở nên hấp dẫn, không chỉ là thuật ngữ như cách làm cũ. Nhưng BTV thì vẫn còn duy trì cách cũ, dù đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi
* Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của các bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình của Đài PTTH tỉnh? Đã giúp công chúng hiểu rõ sự biến đổi của thời tiết để ứng phó, phòng ngừa hay không?
Với tôi, thì việc hiểu nội dung bản tin DBTT bình thường hay bản tin DBTT thiên tai là quá dễ, vì tôi là người trong ngành. Nhưng với người dân, nhất là người dân nông thôn thì tôi nghĩ sẽ có nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi nghĩ BTV nên thay đổi cách trình bày dễ hiểu hơn, ngắn gọn hơn như VTV và một số Đài nước ngoài.
* Có một số ý kiến cho rằng cách làm bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình Bình Định còn quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành khí tượng thủy văn, điều này làm họ không thể hiểu hết bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là bản tin bão, lũ, dự báo thiên tai bất thường. Trong khi đó, hình thức trình bày còn chưa hấp dẫn nên hiệu quả mang lại không cao. Ông nghĩ sao về những nhận xét này?
Tôi nghĩ những nhận xét này là hoàn toàn đúng, có một khoảng cách xa với từ ngữ chuyên ngành và từ ngữ phổ thông. Trong khi đó, ngôn ngữ của truyền thông là ngôn ngữ đại chúng, dễ hiểu. Hơn nữa, hình thức trình bày của bản tin như khán giả nhận xét cũng là dễ hiểu, một tin bão dài hơn 1 trang, PTV đọc mà không có một hình minh họa nào thì khó ai có thể hình dung ra hướng đi, tâm bão, vùng ảnh hưởng…
*Theo ông, để nâng cao hơn nữa chất lượng bản tin dự báo thời tiết, Đài PTTH Bình Định cần làm những gì?
Cần thay đổi cả về nội dung và hình thức.
-Ở nội dung trước hết là chuyển những thuật ngữ chuyên ngành sang ngôn ngữ phổ thông, biên tập lại những bản tin ngắn gọn, súc tích nhưng phải đầy đủ thông tin.
- Hình thức: nên để MC dẫn bản tin như các Đài lớn, nhưng MC phải hội đủ nhưng tiêu chuẩn cần có của 1 MC, đi kèm với đó là được trang bị kiến thức khí
tượng thủy văn. Trình bày các bản tin phải đi kèm với đồ họa, có như vậy bản tin mới thật sự sinh động và hấp dẫn