Mô hình Bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình cho các Đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 85)

- Bản tin thời tiết đô thị: đem lại cho người dân đô thị những thông tin chi tiết, cụ thể về diễn biến thời tiết trong ngày và 3 ngày sau đó Cụ thể thông tin về

KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾTCỦA 3 ĐÀ

3.3. Mô hình Bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình cho các Đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận

Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận

Đi kèm với giải pháp đã đề xuất, là mô hình mang tính tham khảo đối với các Đài PTTH khu vực Trung Bộ mà trước hết là các đài Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong vài năm gần đây, các đài PTTH Trung Bộ đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc sản xuất các bản tin Dự báo thời tiết phục vụ công chúng ở địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Tuy nhiên, những khó khăn đã làm các đài lúng túng chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu trong việc cải tiến bản tin. Phương thức chuyển tải khó hiểu, hình thức không hấp dẫn đã làm cho công chúng thay vì hàng ngày đón nhận bản tin vốn rất cần thiết đến cuộc sống của họ, thì nay lại lựa chọn theo dõi ở các đài khác vì dễ hiễu và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ thực trạng này, dựa trên những tư liệu khảo sát và phỏng vấn sâu, cũng như kinh nghiệm thực hiện bản tin bản tin dự báo thời tiết của các đài truyền hình trong và ngoài nước, trong chương 3 đã đưa ra giải pháp cụ thể cho các Đài khu vực Trung Bộ

Đài NHK lại có cách làm sáng tạo dựa trên nền văn hóa của 1 đất nước nổi tiếng với truyện tranh bằng việc lồng ghép nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất là bé Haru – Chan vào trong phần đồ họa, điều này tạo sự sinh động và mới mẻ cho 9bản tin. Song cách làm này không thể áp dụng với Việt Nam mà cụ thể là các dài Trung Bộ vì sự khác biệt về văn hóa. Tương tự, cách làm sáng tạo Đài ARD ( Đức), những cô gái nóng bỏng làm cho bản tin dự báo thời tiết thu hút công chúng, nhưng không thể áp dụng với văn hóa Việt Nam.

Đối với VTV, HTV và một số đài truyền hình địa phương khác sử dụng MC như một nhà báo chuyển tải thông tin thời tiết. Đây là cách làm mới đối với bản tin nhưng nhiều công chúng lại cho rằng những MC này không đáp ứng được yêu cầu, thay vào đó các Đài BBC, CNN lại dùng MC là những dự báo viên. Họ là người thành thục những ngôn ngữ dự báo thời tiết, hơn ai hết, họ hiểu rõ những từ ngữ chuyên môn và cách diễn giải theo ngôn ngữ dễ hiểu. Sự tự tin trong kiến thức giúp các dự báo viên chinh phục khán giả khó tính nhất dù họ không xinh đẹp như các MC của VTV. Vì thế, để tránh đi lên vết xe đổ của VTV, các đài PTTH Trung Bộ nên sử dụng những MC là người của Trung tâm khí tượng.

Trong chương này, bên cạnh việc cải tiến phương thức chuyển tải thông tin và hình thức của bản tin dự báo thời tiết, cũng đi sâu vào nhóm giải pháp mang tính căn cơ hơn đó chính là xã hội hóa thông tin thời tiết. Đây không phải thuộc thẩm quyền của các đài mà trực thuộc các cơ quan quản lý. Với việc hình thành một hành lang pháp lý thuận lợi để cho nhiều đơn vị tham gia vào công tác dự báo sẽ dần dần nâng cao chất lượng bản tin. Đối với các đàii, đề tài cũng đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể như: cải tiến chất lượng bản tin dự báo thời tiết về phương thức chuyển tải thông tin, hình thức, trong đó nhấn mạnh việc xã hội hóa bản tin để kêu gọi những doanh nghiệp đầu tư cùng nâng chất lượng bản tin. Trong chương này, đề tài cũng đưa ra mô hình cho việc thực hiện bản tin DBTT ở các đài Trung Bộ

. Mặc dù những giải pháp trong chương này cũng chưa hẳn đã toàn diện nhưng qua đó cụng cung cấp cách nhìn toàn cảnh về thực trạng và ý kiến của công chúng đối với bản tin DBTT, giúp các đài có định hướng cải tiến nội dung bản tin trong thời gian tới

KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề bức xúc của toàn cầu. Tại Việt Nam, 1 trong 5 nước chịu bị ảnh hưởng nặng nhất, vấn đề này lại mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Nằm ở dải đất hứng nhiều loại hình thiên tai khắc nghiệt nhất của Việt Nam, Trung Bộ chịu tác động lớn từ những biến đổi của thời tiết. Đã không còn theo một quy luật về thời gian, thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường hơn. Với người dân Trung Bộ chỉ có 1 cách để sinh sống và định cư trên vùng đất này là nắm bắt, dự lường trước những diễn biến của thời tiết để ứng phó và phòng ngừa. Một trong kênh cung ứng thông tin thời tiết quan trọng và quen thuộc với cư dân miền Trung không gì khác hơn là truyền hình. Điều này cũng là lý do để biến đổi khí hậu trở thành vấn đề lớn và quan trọng trên các đài truyền hình, mà các bản tin dự báo thời tiết là một điển hình.

Nhận thấy tầm quan trọng của bản tin dự báo thời tiết và nhu cầu được cung cấp thông tin thời tiết hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân, nhiều đài đã có cách đổi mới và xem đây là “mảnh đất màu mỡ” để thu hút quảng cáo. Đi đầu phải kể đến VTV1 mà điểm nhấn là bản tin dự báo thời tiết 20h, và bản tin thời tiết nông vụ, tiếp đó các đài truyền hình VTC 16 và VTC 14 cũng cho ra đời bản tin dự báo thời tiết biển và ngư trường, Bản tin dự báo thời tiết du lịch, bản tin dự báo thời tiết đô thị. Việc hình thành các bản tin mang tính chuyên biệt như vậy đã phân loại khán giả và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của từng nhóm đối tượng.

Luận văn cung cấp một cái nhìn toàn diện về thực trạng các bản tin DBTT trên sóng truyền hình của các đài PTTH Trung Bộ qua khảo sát, phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học những công chúng trực tiếp “hưởng thụ” các bản tin DBTT của các đài truyền hình

Một thực trạng trong việc thực hiện các bản tin dự báo thời tiết ở các đài PTTH Trung Bộ hiện nay là dù đã nhận thấy được vai trò của bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình và đã bắt đầu có sự đổi mới, nhưng do khó khăn về nhiều mặt và chưa mạnh dạn bứt phá, nên các đài vẫn còn quẩn quanh với các bản tin DBTT mà theo công chúng thì khó hiểu về nội dung và nhàm chán về hình thức.

Ở góc độ văn hóa và truyền thông thì về cơ bản các đài đã chuyển tải những thông tin thời tiết cần thiết đến với công chúng. Nhưng việc đọc lại nguyên văn văn bản của Trung tâm khí tượng thủy văn với nhiều thuật ngữ rất khó hiểu của chuyên ngành khí tượng thủy văn đã làm cho công chúng ngày càng trở nên xa lạ với bản tin DBTT, trong khi đó kỹ xảo đồ họa chỉ dừng ở mức thô sơ, ít sinh động. Không phát huy được ưu thế của loại hình truyền hình và ưu thế về sắc thái địa phương trong các bản tin DBTT nên các đài PTTH Trung Bộ đã làm công chúng “ quay lưng” với bản tin và lựa chọn những bản tin trên các kênh truyền hình mà theo họ là hấp dẫn và dễ hiểu hơn nhiều. Chính sự “ quay lưng” của công chúng đã tác động ngược trở lại, làm cho những phần thông tin quan trọng của bản tin dự báo thời tiết bị mất tác dụng cảnh báo.

Xét ở góc độ PR thì những bản tin dự báo thời tiết của các Đài chưa đính kèm với 1 thương hiệu, không giống bản tin dự báo thời tiết của VTV hay HTV, những bản tin của đài PTTH Trung Bộ chỉ dừng là ở mức thông tin thông thường và chưa huy động được sự tham gia của doanh nghiệp, những nhà tài trợ.

Với việc thu thập cách đổi mới và cách làm của một số đài truyền hình trong nước và nước ngoài, dựa trên tư liệu đó tác giả đưa ra một số kiến nghị. Thứ nhất là cơ chế chính sách của các nhà quản lý ở tầm vĩ mô, việc xã hội hóa thông tin thời tiết đã và đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện mà đi đầu là Mỹ.

Việc thương mại hoá các thông tin dự báo thời tiết giúp cơ quan dự báo có được một khoản doanh thu khá lớn ngoài ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển hệ thống, nhờ đó chất lượng dự báo sẽ càng được cải thiện.

Hệ thống dự báo được cải thiện tất nhiên sẽ đem lại lợi ích cho tất cả người dân nói chung. Và, người dân thường thực ra không phải trả thêm bất kỳ khoản nào cả mà còn được hưởng lợi từ việc nhận được các thông tin dự báo với tần suất cập nhật lớn hơn nhiều so với hiện nay.

Nhóm giải pháp thứ hai mà luận văn đưa ra là việc cải tiến nội dung và chất lượng của bản tin. Điều này yêu cầu về nâng cao trình độ đội ngũ, phần mềm, kỹ thuật hiện đại. Để có thể có nguồn kinh phí đầu tư cho sự cải tiến đòi hỏi sự nỗ lực của chính các đài trong việc thực hiện xã hội hóa, thu hút quảng cáo, trên cơ sở

kinh phí thu được sẽ tập trung đổi mới cả về nội dung và hình thức cho bản tin, đồng thời mở thêm nhiều bản tin chuyên biệt phục vụ cho từng đối tượng cụ thể đặc biệt là bản tin dự báo thời tiết nông vụ và bản tin dự báo ngư nghiệp cho nông dân và ngư dân vốn chiếm tỷ lệ dân số cao trong các tỉnh duyên hải miền Trung

Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra mô hình chung trong việc thực hiện bản tin DBTT cho các đài PTTH Trung Bộ.

Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vai trò, thực trạng và xu hướng phát triển của các bản tin dự báo thời tiết của truyền thông. Đây là khó khăn lớn trong quá trình thu thập tài liệu thực hiện luận văn. Đổi lại, luận văn sẽ mang tính mới mẻ và khai phá, tuy nhiên chắc chắn còn nhiều tồn tại và thiếu sót. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, làm cơ sở cho người nghiên cứu tiếp theo. Về lâu dài luận văn không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các đài khu vực miền Trung mà mở rộng ra phạm vi các đài địa phương trong cả nước cải tiến các bản tin DBTT theo nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)